SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK

TRUNG TÂM GDTX TỈNH

 

 

 

 

 

 

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

 

 

 

 

 

 

 

 

Đắk Lắk, tháng 02 năm 2024

 

MỤC LỤC

 

 

DANH MỤC

Trang

1. Mục lục.

1

2. Danh sách và chữ ký của các thành viên hội đồng tự đánh giá.

3

3. Danh mục các chữ viết tắt.

4

4. Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá.

5

Phần I. CƠ SỞ DỮ LIỆU

7

Phần II. TỰ ĐÁNH GIÁ

11

I. Đặt vấn đề

11

II. Tự đánh giá

15

1. Tiêu chuẩn 1

15

1.1. Tiêu chí 1

15

1.2. Tiêu chí 2

17

1.3. Tiêu chí 3

18

1.4. Tiêu chí 4

19

1.5. Tiêu chí 5

21

1.6. Tiêu chí 6

23

1.7. Tiêu chí 7

25

2. Tiêu chuẩn 2

28

2.1. Tiêu chí 1

28

2.2. Tiêu chí 2

29

2.3. Tiêu chí 3

31

2.4. Tiêu chí 4

32

2.5. Tiêu chí 5

34

3. Tiêu chuẩn 3

36

3.1. Tiêu chí 1

36

3.2. Tiêu chí 2

38

3.3. Tiêu chí 3

39

 

3.4. Tiêu chí 4

40

4. Tiêu chuẩn 4

43

4.1. Tiêu chí 1

43

4.2. Tiêu chí 2

42

4.3. Tiêu chí 3

45

5.Tiêu chuẩn 5

48

5.1. Tiêu chí 1

48

5.2. Tiêu chí 2

49

5.3. Tiêu chí 3

50

5.4. Tiêu chí 4

52

5.5. Tiêu chí 5

53

III. Kết luận chung.

55

Phần III. PHỤ LỤC

 

1. Quyết định thành lập Hội đổng tự đánh giá.

57

2. Kế hoạch tự đánh giá.

72

3. Danh mục mã thông tin minh chứng.

92

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK

TRUNG TÂM GDTX TỈNH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

DANH SÁCH VÀ CHỮ KÝ CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ

(Kèm theo Quyết định số 118/QĐ-GDTX ngày 4/11/2023 của Phó Giám đốc phụ trách trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Đắk Lắk )

 

 

TT

Họ và Tên

Chức danh, chức vụ

Nhiệm vụï

Chữ

1

Trần Thị Thu Hiền

Phó Giám đốc

Chủ tịch

 

2

Võ Thị Thu Thảo

Phó Giám đốc phụ trách

Phó Chủ tịch

 

3

Nguyễn Văn Thiện

Phó trưởng phòng Tổ

chức – Hành chính

Thư ký

 

4

Hồ Thị Hiền

Tổ trưởng chuyên môn

Uỷ viên

 

5

Phan Trọng Nghĩa

Trưởng phòng DVH-

ĐTBD

Uỷ viên

 

6

Nguyễn Hành

Nhân

Phó trưởng phòng

DVH-ĐTBD

Uỷ viên

 

7

Dương Văn Kỳ

Chủ tịch Công đoàn

Uỷ viên

 

8

Võ Thị Thu Bông

Trưởng ban nữ công

Uỷ viên

 

9

Đỗ Văn Hoàn

Bí thư đoàn trường

Uỷ viên

 

10

Hà Thị Kim Oanh

Kế toán

Uỷ viên

 

11

Trần Văn Quỳnh

Giáo viên

Uỷ viên

 

Ấn định danh sách này có 11 người

 

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

 

 

 

STT

NỘI DUNG VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

1

An ninh trật tự

ANTT

2

Bồi dưỡng thường xuyên

BDTX

3

Ban giám đốc

BGĐ

4

Bổ túc văn hóa

BTVH

5

Cán bộ công nhân viên chức

CBCNVC

6

Cán bộ - giáo viên – nhân viên

CB-GV-NV

7

Cơ sở vật chất

CSVC

8

Đoàn thanh niên

ĐTN

9

Bộ Giáo dục và đào tạo

BGDĐT

10

Giáo dục thường xuyên

GDTX

11

Giáo dục phổ thông

GDPT

12

Giáo viên

GV

13

Học viên

HV

14

Kinh tế - xã hội

KT-XH

15

Trung cấp, Cao đẳng, Đại học

TC, CĐ, ĐH

16

Trung học cơ sở

THCS

17

Trung học phổ thông

THPT

18

Quyết định

19

Ủy ban nhân dân

UBND

20

Xã hội hóa

XHH

21

Giáo dục và đào tạo

GD&ĐT

 

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ

 

Tiêu chuẩn 1: Công tác quản lý.

Tiêu chí

Đạt

Không đạt

Tiêu chí

Đạt

Không đạt

1

X

 

5

X

 

2

X

 

6

X

 

3

X

 

7

X

 

4

X

 

 

 

 

 

Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học viên.

Tiêu chí

Đạt

Không đạt

Tiêu chí

Đạt

Không đạt

1

X

 

4

X

 

2

X

 

5

X

 

3

X

 

 

 

 

 

Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất.

Tiêu chí

Đạt

Không đạt

Tiêu chí

Đạt

Không đạt

1

X

 

3

X

 

2

X

 

4

X

 

Tiêu chuẩn 4: Công tác xã hội hóa.

Tiêu chí

Đạt

Không đạt

Tiêu chí

Đạt

Không đạt

1

X

 

3

 

X

2

X

 

 

 

 

 

 

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục.

Tiêu chí

Đạt

Không đạt

Tiêu chí

Đạt

Không đạt

1

X

 

4

X

 

2

X

 

5

X

 

3

X

 

 

 

 

Tổng số các tiêu chí đạt: 23/24 tỷ lệ: 95.83%.

 

Phần I. CƠ SỞ DỮ LIỆU

CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA TRUNG TÂM

Tên trung tâm: TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH ĐẮK LẮK. Tên trước đây: TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH ĐẮK LẮK. Cơ quan chủ quản: SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK.

Tỉnh

Đắk Lắk

 

Họ và tên giám đốc

phụ trách

Võ Thị Thu Thảo

Thành phố

Buôn Ma

Thuột

Điện thoại

0905506605

 

 

FAX

 

Đạt   chuẩn        quốc gia

 

Website

 

Năm thành lập

1993

Số điểm trường

1

 

Công lập

X

 

      học      viên

khuyết tật

0

thục

0

Có  học  viên  bán

trú

0

Thuộc vùng đặc biệt khó khăn

0

Có học viên nội trú

0

Trường   liên              kết với nước ngoài

0

Loại hình khác

0

Trường phổ thông DTNT

0

 

 

  1. Số lớp

 

Số lớp

Năm học

2018-2019

Năm học

2019-2020

Năm học

2020-2021

Năm học

2021-2022

Năm học

2022-2023

Khối lớp 10

4

4

4

4

4

Khối lớp 11

4

4

4

4

4

Khối lớp 12

4

4

4

4

4

Cộng

12

12

12

12

12

  1. Số phòng học

 

 

Năm học

2018-2019

Năm học

2019-2020

Năm học

2020-2021

Năm học

2021-2022

Năm học

2022-2023

Tổng số

12

12

12

12

12

 

 

 

 

 

 

 

Phòng học kiên cố

12

12

12

12

12

Phòng học

bán kiên cố

0

0

0

0

0

Phòng học tạm

0

0

0

0

0

Cộng

12

12

12

12

12

  1. Cán bộ quản lý, GV, nhân viên
  1. Số liệu tại thời điểm tự đánh giá (8/2023)

 

 

 

 

Tổng số

 

 

Nữ

 

 

Dân tộc

Trình độ đào tạo

 

 

Ghi chú

Đạt chuẩn

Trên chuẩn

Chưa đạt chuẩn

Giám đốc

01

00

00

0

01

0

 

Phó giám đốc

02

02

00

0

02

0

 

GV

17

9

0

17

0

0

 

Nhân viên

7

5

0

7

0

0

 

Cộng

27

16

0

24

3

0

 

 

  1. Số liệu của 5 năm gần đây:

 

 

Năm học 2018-2019

Năm học 2019-2020

Năm học 2020-2021

Năm học 2021-2022

Năm học 2022-2023

Tổng   số   GV

dạy GDTX

16

15

17

17

17

Tỷ lệ GV/lớp

1,3 gv/ lớp

1,3 gv/ lớp

1,3 gv/ lớp

1,3 gv/ lớp

1,42 gv/ lớp

Tổng số GV dạy giỏi cấp trường và tương

đương

 

 

4

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

Tổng số GV dạy giỏi cấp tỉnh trở lên

 

4

 

0

 

0

 

0

 

0

 
  1. Học viên.
    1. THPT

 

 

Năm học 2018-

2019

Năm học 2019-

2020

Năm học 2020-

2021

Năm học 2021-

2022

Năm học 2022-

2023

Tổng số

490

466

478

415

435

Khối lớp 10

226

170

154

156

172

Khối lớp 11

135

176

158

121

148

Khối lớp 12

129

120

166

138

115

Nữ

234

262

250

220

213

Dân tộc

281

317

314

279

258

Đối tượng chính sách

 

 

 

 

 

Khuyết tật

0

0

0

0

0

Tuyển mới

226

223

190

199

210

Lưu ban

10

4

14

8

36

Bỏ học

63

121

77

89

76

Học 2 buổi/ngày

0

0

0

0

0

Bán trú

0

0

0

0

0

Nội trú

0

0

0

0

0

Tỷ lệ bình quân (học viên)/lớp

36/lớp

39/lớp

40/lớp

35/lớp

36/lớp

Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi

61,5%

66%

67%

70%

78%

- Nữ

63,6%

68,3%

69,6%

72,7%

79,8%

- Dân tộc

61,2%

66,8%

64,6%

72%

78%

Tổng số học viên hoàn thành chương trình cấp học/tốt nghiệp

 

115

 

120

 

166

 

138

 

115

- Nữ

59

69

84

81

58

- Dân tộc

67

73

100

94

75

Tỷ lệ tốt nghiệp THPT

56,52%

96,6%

95,3%

94,93%

95,6%

Tổng số học viên giỏi cấp tỉnh

0

0

0

0

0

Tổng số học viên giỏi quốc gia

0

0

0

0

0

 

4.2. Liên kết đào tạo

 

 

Năm học

Trình độ đào tạo

2018 -

2019

2019 -

2020

2020-

2021

2021-

2022

2022 -2023

Bồi dưỡng ngắn hạn

1004

917

954

216

44

Liên   thông   Trung

cấp lên Đại học

256

170

66

18

18

Liên     thông    Cao

đẳng lên Đại học

0

0

0

19

32+19

Đại học văn bằng 2

0

0

0

0

0

Tổng số

1260

1087

1020

253

113

4.3. Bồi dƣỡng cấp chứng chỉ Tin học, Tiếng Anh, Tiếng dân tộc thiểu

số

 

 

 

Năm học

Trình độ đào tạo

2018 -2019

2019 -2020

2020-2021

2021-2022

2022 -2023

Tin học

489

284

448

153

262

Tiếng Anh

62

170

0

0

0

Tiếng dân tộc thiểu số

341

373

250

123

298

Tổng số

892

827

798

276

560

 

Phần II

TỰ ĐÁNH GIÁ

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên (GDTX) tỉnh Đắk Lắk được thành lập theo quyết định số 511/QĐ-UBND, ngày 12/7/1993 của UBND tỉnh Đắk Lắk, trên cơ sở hợp nhất trường Phổ thông Lao động tỉnh và trường Cán bộ quản lý tỉnh, là đơn vị sự nghiệp giáo dục, chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo. Thời gian qua được các cấp có thẩm quyền xếp hạng III, hạng cao nhất của Trung tâm GDTX.

Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên tỉnh Đắk Lắk có sứ mệnh: “Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực theo yêu cầu phát triển xã hội của tỉnh Đắk Lắk; xây dựng đơn vị có uy tín, là địa chỉ tin cậy tạo cơ hội cho mọi người được học tập thường xuyên và học tập suốt đời”.

Với 30 năm qua từ ngày thành lập (năm 1993) đến nay, Trung tâm đã liên kết với nhiều trường Đại học có uy tín trên toàn quốc, liên kết đào tạo (LKĐT) bậc Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp (ĐH, CĐ,TC), hệ Vừa làm vừa học, hệ Từ xa, hệ Liên thông. Gồm 34 chuyên ngành, có hơn 19.481 sinh viên/228 lớp ĐH và 3.064 sinh viên/39 lớp CĐ, TC đã học và tốt nghiệp ra trường. Số học viên GDTX (cấp THPT) là 8.790 HV, tham gia học và đã ra trường.

30 năm phấn đấu xây dựng và trưởng thành mặc dù gặp không ít khó khăn, thách thức nhưng với tinh thần đoàn kết, thống nhất về tư tưởng, ý chí hành động các thế hệ CB, VC và HV đã gặt hái nhiều kết quả tốt đẹp, được xã hội, mọi tầng lớp nhân dân, ngành GD&ĐT và các cấp lãnh đạo Tỉnh ghi nhận, Trung tâm trở thành địa chỉ tin cậy cho mọi người đến để học tập nâng cao trình độ, nơi học tập thường xuyên và học tập suốc đời. Trong thời gian tới nhiệm vụ của Trung tâm còn rất nặng nề, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, cũng còn nhiều khó khăn nhất định về nhiều mặt, nhưng toàn thể CB, VC và HV quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, phấn đấu xây dựng hằng

năm Trung tâm đạt là cờ đầu của ngành GDTX.

 

Năm học 2022-2023 trung tâm có 27 cán bộ giáo viên, nhân viên trong đó có 22 CB-VC-NLĐ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đạt chuẩn và trên chuẩn. Cơ cấu tổ chức gồm 02 phòng: Phòng TC-HC và 01 phòng DVH- ĐTBD; 02 tổ (01 tổ KHTN, 01 tổ KHXH). Hiện nay trung tâm có 436 HV (trong đó có 173 HV lớp 10; 148 HV lớp 11; 115 HV lớp 12).

Hiện tại đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên gồm 24 người: biên chế 17 (trong đó: BGĐ 02, GV giảng dạy: 13, cán bộ nhân viên: 02. Hợp đồng 7 (trong đó: GV giảng dạy: 02, cán bộ nhân viên: 05).

Trung tâm đã xây dựng tương đối hoàn thiện CSVC để phục vụ cho công tác đào tạo với 3 dãy nhà (A, C,D): dãy nhà A: 4 tầng, với 12 phòng học GDTX, liên kết đào tạo; 12 phòng phục vụ cho công tác quản lý, 4 phòng hội trường với hơn 200 chỗ ngồi, 2 phòng thực hành tin học, 1 phòng để thiết bị - thư viện, 4 nhà vệ sinh nam nữ riêng dùng cho GV và học viên ở mỗi tầng.

Hiện tại dãy nhà B 4 tầng có 736m2 diện tích xây dựng cho Trường Trung cấp Tây Nguyên thuê lâu năm: 01 dãy nhà có 4 phòng hội trường với hơn 150 chỗ ngồi, 04 phòng học. Khu nhà khách riêng biệt với 14 phòng khách.

Trang thiết bị khá tiện nghi và đầy đủ để phục vụ cho công tác đào tạo gồm có: Tổng số máy vi tính 70 máy (trong đó: 3 laptop và 13 máy vi tính dùng cho hệ thống văn phòng và công tác quản lý, 57 máy vi tính phục vụ dạy tin học, Thiết bị nghe nhìn: (tivi: 20, dàn âm thanh: 2, Máy chiếu: 10,). Ngoài ra còn có: Máy phôtôcopy: 2, Máy in: 19, Máy ảnh: 2; Máy lạnh các phòng: 43, Máy phát điện: 02 (phục vụ hỗ trợ cho hệ thống điện nước nội bộ khi cần thiết).

Tất cả các phòng đều được đáp ứng đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý và dạy học.

Công tác tư vấn hướng nghiệp: Trước năm 2023 trung tâm GDTX tỉnh Đắk Lắk thực hiện tổ chức thi nghề phổ thông cho HS THPT trong diện học nghề. Tỷ lệ đậu tốt nghiệp nghề hàng năm đạt trên 99.%.

Trung tâm thực hiện các chương trình GDPT cho học viên để lấy bằng của hệ thống giáo dục quốc dân. Hằng năm tỉ lệ học viên tốt nghiệp THPT chiếm tỉ

lệ từ 98% cao hơn so với mặt bằng chung của khối GDTX trong tỉnh.

 

Trung tâm đã tích cực trong việc thực hiện chức năng mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo: Khối liên kết đào tạo có 1 lớp đại học quản lý tài nguyên môi trường (36 SV); Lớp liên kết ĐH GDMN: 34 SV(Đ1: 25HV, Đ2: 9HV); Ứng dụng CNTT cơ bản năm 2022 có 03 lớp: 255 HV; các lớp học chữ và tiếng Êđê năm 2022 có tổng cộng 06 lớp: 337 HV, năm 2023 có 293 HV; Chứng chỉ Bồi dưỡng CDNN Giáo viên năm 2022 có 04 lớp: 216 HV; 2023 có 1 lớp 44 học viên; Nghề phổ thông năm 2022 có 4 lớp: 132 HV, năm 2023 có 5

lớp: 147 HV.

Trung tâm đã liên kết với Trường trung cấp Tây Nguyên cho học viên được học các lớp trung cấp nghề (Tin học và Ngoại ngữ): vừa học văn hóa chương trình GDTX kết hợp với học nghề trung cấp chuyên nghiệp

Nhìn chung, Trung tâm GDTX tỉnh Đắk Lắk có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao trình độ dân trí cho người lao động trong tỉnh. Trong thời gian tới, Trung tâm tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, đào tạo; chủ động tìm hiểu nhu cầu học nghề của người lao động, mở rộng chương trình liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nâng cao chất lượng đội ngũ GV, qua đó nâng cao chất lượng công tác GDTX đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH địa phương nói riêng và của tỉnh Đắk Lắk nói chung.

Nhằm giúp trung tâm thấy được những điểm mạnh, điểm yếu ở các mặt hoạt động trong thời gian qua, từ đó xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và các biện pháp để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của trung tâm, trung tâm GDTX tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành công tác tự đánh giá.

Mục đích tự đánh giá: Tự đánh giá là khâu đầu tiên trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục. Đó là quá trình Trung tâm tự xem xét về hiện trạng và hiệu quả các hoạt động giáo dục, chỉ ra các điểm mạnh điểm yếu của từng tiêu chí trong các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do BGDĐT ban hành. Từ đó đề xuất kế hoạch cải tiến nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục để được đăng ký kiểm định và công nhận Trung tâm đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Hoạt động tự đánh giá của trung tâm được thực hiện đúng theo quy trình

mà Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn: Thành lập Hội đồng tự đánh giá; Xây dựng kế

 

hoạch tự đánh giá; Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng; Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí; Viết báo cáo tự đánh giá; Công bố báo cáo tự đánh giá.

 

Để báo cáo tự đánh giá đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan, hội đồng tự đánh giá đã tiến hành đánh giá bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó chủ yếu bằng phương pháp khảo sát thực tế tất cả các mặt hoạt động của trung tâm liên quan đến toàn bộ tiêu chuẩn; thu thập thông tin minh chứng, so sánh, đối chiếu và phân tích các dữ liệu có liên quan.

 

Trong quá trình tự đánh giá, trung tâm đã triển khai Thông tư số 42/2012/BGD&ĐT ngày 23/11/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, công văn 8987/BGD&ĐT ngày 28/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở thường xuyên; công văn số 430/KTKĐCLGD-KĐPT, ngày 04/5/2013 về việc xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trung tâm GDTX của Cục khảo thí và kiểm định chất lượng về xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục thường xuyên; Công văn 5647/BGDĐT-QLCL ngày 27/10/2022 của Bộ quản lý chất lượng ngày 27/12/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện việc Kiểm định Chất lượng giáo dục Đối với trung tâm GDTX. Trung tâm đã tổ chức hoạt động tự đánh giá và hoàn thành báo cáo tự đánh giá theo 05 tiêu chuẩn với 24 tiêu chí theo quy định do BGDĐT ban hành.

 
  1. TỰ ĐÁNH GIÁ

TIÊU CHUẨN 1: CÔNG TÁC QUẢN LÝ.

Mở đầu

Nhận thức công tác quản lý là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của việc quản trị và phát triển Trung tâm nên tập thể lãnh đạo dành nhiều công sức cho công tác quản trị đơn vị trong đó đặc biệt quan tâm công tác quản lý.

Để thực hiện nhiệm vụ chính trị của Trung tâm GDTX tỉnh Đắk Lắk một cách hiệu quả, Trung tâm đã xây dựng thực hiện chiến lược phát triển trung tâm giai đoạn 2020 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Để thực hiện chiến lược đó, Trung tâm thường xuyên củng cố nề nếp, quan tâm đến công tác điều tra nhu cầu học tập của người dân trên địa bàn hằng năm làm cơ sở để xây dựng kế hoạch hoạt động năm cho phù hợp với nhu cầu học tập xã hội.

Bên cạnh đó, đơn vị tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý chuyên môn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quản lý hoạt động cán bộ quản lý, GV – nhân viên chặt chẽ theo đúng quy chế hoạt động của Trung tâm, quan tâm thực hiện tốt việc quản lý tài chính, tài sản theo đúng pháp luật.

Toàn bộ viên chức và HS, học viên của Trung tâm chấp hành tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành giáo dục. Lãnh đạo trung tâm luôn chú trọng đến việc bảo đảm ANTT, xây dựng môi trường học tập lành mạnh, xanh - sạch - an toàn - thân thiện cho mọi người đến làm việc và tham gia học tập.

Tiêu chí 1: Xây dựng chiến lược phát triển trung tâm.
    1. Chiến lược phát triển xác định được mục tiêu tổng thể, mục tiêu cụ thể và giải pháp thực hiện;
    2. Chiến lược phát triển phù hợp với các nguồn lực của trung tâm, với định hướng phát triển KT-XH của địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời của mọi tầng lớp nhân dân;
    3. Chiến lược phát triển được Sở GD&ĐT phê duyệt và được công bố công khai dưới hình thức niêm yết tại Trung tâm, đăng tải trên các phương tiện

thông tin đại chúng tại địa phương và trên website của Sở GD&ĐT hoặc

 

website của Trung tâm (nếu có).

  1. Mô tả hiện trạng

Trung tâm đã xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 2020 - 2025 tầm nhìn đến 2030 phù hợp với nguồn nhân lực, tài chính và CSVC của đơn vị. Trên cơ sở đó xác định các mục tiêu cần đạt được phù hợp với mục tiêu GDTX, được quy định tại Luật giáo dục và định hướng phát triển KT-XH của địa phương [H1.1.01.01].

Trung tâm đã xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với các nguồn lực của Trung tâm, với định hướng phát triển KT-XH của địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời của mọi tầng lớp nhân dân. Chiến lược phát triển của Trung tâm được xác định rõ ràng, phù hợp mục tiêu GDTX được quy định tại Luật Giáo dục và được công bố công khai [H1.1.01.01].

Từ việc tự đánh giá đúng thực trạng các hoạt động giáo dục, Trung tâm không ngừng phát huy những điểm mạnh, xác định rõ những điểm yếu, đề xuất các biện pháp cải tiến sát hợp, hiệu quả đảm bảo cho sự nghiệp giáo dục được giữ vững và phát triển liên tục. Văn bản chiến lược phát triển được Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Đắk Lắk phê duyệt [H1.1.01.01].

  1. Điểm mạnh

Chiến lược phát triển của Trung tâm GDTX tỉnh Đắk Lắk xác định được mục tiêu tổng thể, mục tiêu cụ thể và giải pháp thực hiện tương đối phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị và đặc điểm của địa phương.

  1. Điểm yếu

Trong chiến lược phát triển có một số mặt chưa thật phù hợp với các nguồn lực hiện tại của Trung tâm nhất là trang thiết bị phục vụ dạy học.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lƣợng

Tiếp tục bổ sung, điều chỉnh định hướng chiến lược phát triển của Trung tâm cho phù hợp với sự biến động của xã hội tại địa phương, xác định chính xác mục tiêu cụ thể từng năm, từng giai đoạn và xây dựng các giải pháp thực hiện trước mắt và lâu dài phù hợp để nâng cao hiệu quả dạy học cũng như công tác

liên kết đào tạo để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng nguồn nhân lực tại địa

 

phương.

Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ phối hợp với các đơn vị trên địa bàn thành phố và các đoàn thể thực hiện tốt công tác tuyên truyền và vận động mọi người dân tham gia các lớp học được mở tại Trung tâm nhằm thực hiện hiệu quả chiến lược đề ra. Trung tâm sẽ đăng tải chiến lược phát triển của Trung tâm GDTX tỉnh Đắk Lắk trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương và trên Website của trung tâm.

  1. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 2. Thực hiện công tác điều tra nhu cầu học tập của xã hội để xây dựng kế hoạch hoạt động.
    1. Tổ chức điều tra nhu cầu học tập của người dân trên địa bàn;
    2. Sử dụng kết quả điều tra để xây dựng kế hoạch hoạt động đáp ứng nhu cầu học tập của người dân;
    3. Chủ động tham gia xây dựng phong trào học tập thường xuyên, học suốt đời và xây dựng xã hội học tập.
      1. Mô tả hiện trạng

Trung tâm đã tổ chức điều tra nhu cầu học tập của người dân trên địa bàn thông qua các trường THCS, trường THPT, các cơ quan và các tổ chức xã hội. Có kế hoạch tổ chức, điều tra từ Ban tuyển sinh, phòng tổ chức hành chính. Thể hiện trong kế hoạch năm học.[H1.1.02.01]; [H1.1.02.02]; [H1.1.02.03].

Trung tâm đã sử dụng kết quả điều tra để xây dựng kế hoạch hoạt động đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Trung tâm có kế hoạch hoạt động và kế hoạch điều chỉnh, bổ sung các hoạt động trong năm [H1.1.02.03].

Trung tâm chủ động tham gia xây dựng phong trào học thường xuyên, học suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Các hình ảnh lễ khai giảng, bế giảng các khóa học và cấp bằng, chứng chỉ cho học viên [H1.1.02.04].

Phòng Dạy văn hóa - ĐTBD, phòng tổ chức hành chính có kế hoạch, tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát nhu cầu học tập của người dân.

      1. Điểm mạnh

Trung tâm đã làm tốt công tác phối hợp với các trường trên địa bàn trong

 

và ngoài tỉnh, để điều tra khảo sát nhu cầu học tập thực tế của người dân để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội. Qua đó xác định việc mở lớp theo nhu cầu học tập của người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Thông qua công tác điều tra khảo sát nắm được cơ bản nhu cầu học tập của đại đa số người dân trên địa bàn các xã, huyện, thành phố.

      1. Điểm yếu

Việc khảo sát nhu cầu học tập của người dân chưa linh hoạt nên đôi khi chưa nắm bắt nhu cầu cấp thiết của người dân. Bên cạnh đó dân số ít và trình độ dân trí thấp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc xác định nhu cầu cần thiết của người dân một số lĩnh vực nhu cầu học tập của người dân không đủ điều kiện để mở lớp.

      1. Kế hoạch cải tiến chất lƣợng

Hằng năm, Trung tâm tiếp tục phối hợp với cơ quan, chính quyền trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch, điều tra nhu cầu học tập của nhân dân. Đồng thời, cần cải tiến phiếu khảo sát để người dân có thể thực hiện ít thời gian nhưng chính xác.

Trong năm 2023-2024, Trung tâm xây dựng kế hoạch khảo sát điều tra cụ thể, linh hoạt hóa việc tuyển sinh, mở lớp và tổ chức các hình thức học tập phù hợp để đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.

      1. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 3: Thực hiện công tác quản lý chuyên môn theo quy định của Bộ Giáo dục Đào tạo.
        1. Xây dựng kế hoạch hoạt động theo tuần, tháng, học kỳ, năm học;
        2. Có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động; thực hiện quản lý chuyên môn, kiểm tra nội bộ theo quy định;
        3. Quản lý hồ sơ, sổ sách theo quy định và theo Luật Lưu trữ.
  1. Mô tả hiện trạng

Trung tâm đã xây dựng kế hoạch hoạt động theo tuần, tháng, học kỳ, năm học lĩnh vực GDTX theo quy định của BGDĐT [H1.1.03.01].

 

Các GV đã căn cứ kế hoạch của Trung tâm xây dựng kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình và kế hoạch cá nhân năm học [H1.1.03.02].

Trong từng tháng đều có các biện pháp chỉ đạo, kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động; thực hiện quản lý chuyên môn, kiểm tra nội bộ theo quy định của BGDĐT [H1.1.03.03]; [H1.1.03.04]; [H1.1.03.05]; [H1.1.03.06]; [H1.1.03.07].

Trung tâm quản lý hồ sơ, sổ sách theo quy định và theo Luật lưu trữ.

  1. Điểm mạnh

Trung tâm đã xây dựng kế hoạch hoạt động đầy đủ, cụ thể, khoa học, tăng cường công tác chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các kế hoạch hoạt động của cá nhân và tổ chuyên môn.

Hồ sơ lưu trữ theo đúng quy định.

  1. Điểm yếu

Việc kiểm tra, giám sát chưa thật sự linh hoạt; diện tích kho lưu trữ còn hạn chế; hồ sơ lưu trữ đôi khi còn chưa khoa học để thuận tiện cho công tác kiểm tra.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lƣợng

Tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý chuyên môn, đồng thời cần cải tiến việc sắp xếp hồ sơ cũng như quan tâm đến việc sử dụng hiệu quả hồ sơ lưu trữ.

Nâng cao vai trò trách nhiệm của viên chức Trung tâm, tổ chuyên môn, chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch cụ thể đến từng viên chức. Thường xuyên, linh hoạt trong kiểm tra, đánh giá, trao đổi góp ý việc thực hiện kế hoạch.

Mỗi viên chức tự nâng cao ý thức, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

Trong năm học 2023-2024, Trung tâm tiến hành công tác mã hóa thông tin nhằm tăng cường công tác quản lý lưu trữ hồ sơ, sổ sách theo chủ trương và định hướng của ngành giáo dục về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý.

  1. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 4: Quản lý cán bộ GV, nhân viên theo quy định của pháp luật, theo quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm.
 
    1. Có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm theo quy định;
    2. Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quản lý cán bộ, GV, nhân viên và quản lý học viên;
    3. Huy động tối đa đội ngũ GV sẵn có của địa phương và những người có kinh nghiệm, tâm huyết tham gia giảng dạy các chương trình đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng và chuyển giao công nghệ.
  1. Mô tả hiện trạng

Trung tâm có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên theo kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học; thực hiện việc tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật, theo Quy chế tổ chức hoạt động của trung tâm [H1.1.04.01]; [H1.1.04.02].

Hằng năm trung tâm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quản lý cán bộ, GV, nhân viên và quản lý học viên theo đúng quy định. Có kế hoạch, thực hiện kiểm tra, đánh giá GV về công tác chuyên môn, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ quản lí cán bộ, GV, nhân viên và quản lí học viên định kì theo năm học [H1.1.03.06]; [H1.1.04.03]; [H1.1.04.04]; [H1.1.04.05]; [H1.1.04.06]; [H1.1.04.07].

Trung tâm đã huy động tối đa đội ngũ GV sẵn có của địa phương và những nghệ nhân có kinh nghiệm, tâm huyết tham gia giảng dạy các chương trình đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng và chuyển giao công nghệ. Trung tâm đã làm hợp đồng GV thỉnh giảng đáp ứng nhu cầu người học [H1.1.04.03]; [H1.1.04.08].

  1. Điểm mạnh

Lãnh đạo Trung tâm đã chủ động xây dựng kế hoạch và tham mưu kịp thời với cấp trên trong việc bổ nhiệm, bố trí việc làm, đề bạt đội ngũ cán bộ GV, nhân viên đảm bảo mọi hoạt động của Trung tâm.

Đội ngũ GV đạt chuẩn tương đối cao, có ý thức tự học để nâng cao trình độ về mọi mặt, tận tụy trong công việc, thực hiện tốt yêu cầu vận dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và xử lý công việc.

  1. Điểm yếu
 

Hồ sơ bổ sung trong việc quản lý cán bộ, GV, nhân viên, học viên cập nhật đôi lúc còn chưa kịp thời.

Việc bồi dưỡng đội ngũ GV dạy NPT để đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định còn hạn chế.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lƣợng

Trung tâm tiếp tục chú trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo GV đạt chuẩn; quản lý và đề bạt cán bộ, GV, nhân viên phù hợp. Chú trọng công tác thanh, kiểm tra, đánh giá cán bộ, GV, nhân viên từ đó chỉ ra những ưu, khuyết điểm nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục hạn chế, đáp ứng yêu cầu giáo dục – đào tạo hiện nay.

Trong thời gian tới, trung tâm tiếp tục cập nhật hồ sơ cán bộ, GV, nhân viên, học viên kịp thời.

  1. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 5. Thực hiện quản lý tài chính, tài sản theo các quy định của Nhà nước.
    1. Có hệ thống văn bản quy định về quản lý tài chính, tài sản liên quan và quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định;
    2. Lập dự toán, thực hiện thu, chi, quyết toán và báo cáo tài chính, kiểm kê tài sản theo quy định;
    3. Quản lý, lưu trữ hồ sơ, chứng từ; thực hiện công khai tài chính và kiểm tra tài chính theo quy định.
      1. Mô tả hiện trạng

Hệ thống các văn bản liên quan đến công tác quản lý tài chính, tài sản được thu thập và lưu trữ đầy đủ; chứng từ được sắp xếp khoa học, hợp lý. Trung tâm sử dụng các phần mềm hỗ trợ trong công tác quản lý tài chính và tài sản như: phần mềm kế toán, phần mềm quản lý tài sản [H1.1.05.01].

Hằng năm, Trung tâm lập dự toán tài chính; quản lý tài chính, tài sản; thực hiện thu chi, quyết toán; thống kê, báo cáo tài chính, tài sản theo quy định của Nhà nước. Trung tâm thực hiện chế độ công khai, trong đó có công khai tài

chính theo Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của

 

BGDĐT ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và công khai tài chính theo Thông tư số 161/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 06 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được giao ngân sách nhà nước hỗ trợ; sử dụng hình thức thông báo công khai trong các cuộc họp hội đồng sư phạm và niêm yết tại bảng ba công khai; thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính theo đúng quy định. Xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ ngay từ đầu năm sau khi tổ chức lấy ý kiến của CB-GV-NV đóng góp cho dự thảo. Quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng chi tiết, rõ ràng, đảm bảo chi tiêu hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Chế độ của CB-GV-NV được đảm bảo đúng định mức, đúng chế độ tài chính. Thực hiện chi tiêu đúng theo quy chế chi tiêu nội bộ. Việc tiếp nhận, mua sắm tài sản rõ ràng, công khai, minh bạch; nhập xuất, thanh lý có thành lập hội đồng, thực hiện đúng nguyên tắc tài chính, có kiểm kê tài sản hằng năm [H1.1.05.02]; [H1.1.05.03]; [H1.1.05.04].

Hằng năm, Trung tâm thực hiện công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động giáo dục. Bộ phận kế toán, các tổ chuyên môn, văn phòng tham mưu với Giám đốc việc đề xuất mua sắm, sửa chữa thiết bị giáo dục, tu sửa CSVC đúng mục đích nhằm phục vụ tốt cho hoạt động của tổ chuyên môn cũng như các hoạt động khác của Trung tâm. Việc mua sắm, sửa chữa CSVC được thực hiện theo đúng quy định tài chính đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện Chiến lược phát triển Trung tâm [H1.1.05.02]; [H1.1.05.05].

      1. Điểm mạnh

Trung tâm thực hiện quản lý tài chính, tài sản theo các quy định của Nhà nước. Thực hiện thu chi theo đúng quy định của Nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ công khai, minh bạch có chứng từ thu chi đầy đủ; kịp thời giải quyết mọi chế độ chính sách đối với cán bộ, GV, công nhân viên trong đơn vị. Cuối năm tài chính, đơn vị tiến hành lập báo cáo, quyết toán và thực hiện công khai tài chính để cán bộ quản lý, viên chức Trung tâm được biết tình hình thực hiện chi

tiêu tài chính tại Trung tâm.

 
      1. Điểm yếu

Trung tâm chưa xây dựng kế hoạch huy động nguồn XHH từ phụ huynh học viên để tạo ra các nguồn tài chính nhằm nâng cao CSVC dạy và học. Nguồn kinh phí của Trung tâm phụ thuộc vào định mức ngân sách nhà nước cấp Hằng năm nên chưa đáp ứng nhu cầu cải tạo những hạng mục lớn trong Trung tâm.

      1. Kế hoạch cải tiến chất lƣợng

Trong năm học 2023-2024 và các năm học tiếp theo, Trung tâm tiếp tục duy trì và nâng cao việc thực hiện công tác quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định. Xây dựng kế hoạch vận động nguồn vốn hỗ trợ từ các mạnh thường quân để huy động nguồn kinh phí xây dựng, tôn tạo cảnh quan Trung tâm. Bên cạnh đó, Trung tâm tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chính, tài chính, tài sản theo quy định; đảm bảo đầy đủ hồ sơ sổ sách, chứng từ kế toán và sắp xếp hợp lí, khoa học.

Lãnh đạo Trung tâm tăng cường vận động công tác XHH trong việc tu sửa CSVC, khuyến học, hỗ trợ học viên có hoàn cảnh khó khăn.

      1. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 6: Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương và của cơ quan quản lý giáo dục các cấp; thực hiện các phong trào thi đua.
        1. Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến GDTX; chấp hành sự chỉ đạo, quản lý của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên;
        2. Tổ chức, duy trì các phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước;
        3. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất với các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
          1. Mô tả hiện trạng

Trung tâm luôn thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến GDTX; chấp hành sự chỉ đạo, quản lý

 

của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên [H1.1.03.01]; [H1.1.06.01]; [H3.1.06.02].

Trung tâm đã tổ chức, duy trì các nội dung phong trào thi đua theo hướng dẫn của Liên Đoàn lao động tỉnh Đắk Lắk và quy định của Nhà nước; Sau mỗi đợt thi đua đều có báo cáo sơ kết, tổng kết [H1.1.06.03]; [H1.1.06.04]; [H1.1.06.05].

Trung tâm thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất với các cơ quan chức năng có thẩm quyền [H1.1.06.03] .

          1. Điểm mạnh

Trung tâm luôn thực hiện tốt các Chỉ thị, nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chấp hành sự quản lý hành chính của chính quyền địa phương, sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất cho các cấp ngành kịp thời, đúng nội dung và thời gian quy định.

          1. Điểm yếu

Các phong trào thi đua chưa thật sự chất lượng. Chưa sự đầu nhiều cho các kế hoạch thi đua xuyên suốt trong năm học.

          1. Kế hoạch cải tiến chất lƣợng

Lãnh đạo Trung tâm kịp thời nắm bắt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến đào tạo nghề, GDTX, các phong trào thi đua và sự lãnh chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo của Ngành cấp trên để triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả, phù hợp với đặc thù của Trung tâm.

Các tổ cập nhật thường xuyên các văn bản chỉ đạo theo chuyên môn, hoàn thiện hệ thống hồ sơ sổ sách, thống kê các số liệu liên quan đến quản lý GV, viên chức, HS để báo cáo kịp thời khi có công văn yêu cầu báo cáo của các cấp ngành liên quan.

Trong thời gian tới Công đoàn và chính quyền nên có kế hoạch thi đua dài hạn, tổ chức các hoạt động thi đua phong phú, hấp dẫn, thu hút nhằm tạo động

lực phấn đấu cho mỗi viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

 
          1. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 7: Đảm bảo ANTT, an toàn cho học viên và cho cán bộ, GV, nhân viên; phòng chống bạo lực, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, các tệ nạn xã hội.
            1. Có phương án đảm bảo ANTT, phòng chống tai nạn thương tích, cháy nổ, dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm; phòng tránh các hiểm họa thiên tai, các tệ nạn xã hội trong trung tâm;
            2. Đảm bảo an toàn cho học viên và cho cán bộ, GV, nhân viên;
            3. Không có hiện tượng kỳ thị, vi phạm về giới, bạo lực trong trung tâm.
              1. Mô tả hiện trạng

Trung tâm có phương án đảm bảo ANTT, phòng chống tai nạn thương tích, cháy nổ, dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm; phòng tránh các hiểm họa thiên tai, các tệ nạn xã hội trong Trung tâm. Trung tâm đã thực hiện kế hoạch thực hiện bảo vệ ANTT trường học và phòng chống bạo lực học đường, kế hoạch PCCC của Trung tâm [H1.1.07.01]; [H1.1.07.02]; [H1.1.07.03].

Hằng năm, Trung tâm đã thường xuyên nâng cấp, tu bổ, sửa chữa phòng học đảm bảo an toàn cho học viên và cho cán bộ, GV, nhân viên thể hiện trong báo cáo kiểm kê tài sản của Trung tâm [H1.1.05.05].

Hằng năm, ĐTN phối hợp với công đoàn trung tâm GDTX tổ chức các chuyên đề ngoại khóa về: Giáo dục giới tính - sức khỏe sinh sản vị thành niên; phòng chống bạo lực học đường; các tệ nạn xã hội trong học viên nên đã không có hiện tượng kỳ thị, vi phạm về giới, bạo lực xảy ra trong Trung tâm. [H1.1.07.04]

              1. Điểm mạnh

Trung tâm xây dựng kế hoạch cụ thể để đảm bảo ANTT, phòng chống tai nạn thương tích, cháy nổ, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, phòng tránh các tệ nạn xã hội viên chức và học viên. Đội ngũ viên chức nêu cao tinh thần tự giác, tuân thủ pháp luật quy định trong công tác đảm bảo an toàn học đường. Kiên quyết bài trừ hiện tượng kỳ thị, vi phạm về giới, bạo lực trong trung tâm.

              1. Điểm yếu
 

Các hoạt động tuyên truyền về các tệ nạn xã hội, vi phạm về giới, bạo lực trong trung tâm chưa được phong phú. Học viên vào học tại Trung tâm khối văn hóa, nhiều học viên nhận thức chưa đầy đủ động cơ, thái độ học tập, do đó đôi khi vẫn còn xảy ra những mâu thuẫn cá nhân trong học viên.

              1. Kế hoạch cải tiến chất lƣợng

Trung tâm xây dựng kế hoạch cụ thể và phối hợp với các ban ngành, công an địa phương thực hiện đảm bảo ANTT, phòng chống tai nạn thương tích, cháy nổ, phòng tránh các hiểm họa thiên tai. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, phòng chống các tệ nạn xã hội... có tính chất sâu rộng, kịp thời, phù hợp với tình hình thực tiễn.

Trung tâm tiếp tục cử viên chức tham gia tập huấn PCCC, tai nạn thương tích, dịch bệnh.

Trung tâm tăng cường công tác giáo dục, kiểm tra, ngăn chặn và kiên quyết xử lý những học viên vi phạm nội quy về an toàn phòng chống cháy nổ và các tệ nạn xã hội.

ĐTN xây dựng kế hoạch và tổ chức ít nhất 01 lần/năm học hoạt động ngoại khóa về bình đẳng giới.

              1. Tự đánh giá: Đạt

Kết luận về Tiêu chuẩn 1

Chiến lược phát triển của Trung tâm GDTX tỉnh Đắk Lắk xác định được mục tiêu tổng thể, mục tiêu cụ thể và giải pháp thực hiện. Tuy nhiên cần có sự điều chỉnh, bổ sung kịp thời hợp lý và xây dựng được các giải pháp hiệu quả để trung tâm phát triển đúng hướng.

Trung tâm GDTX tỉnh Đắk Lắk phối hợp với các trường THCS, THPT, trung tâm Học tập cộng đồng tại các xã, thị trấn để tổ chức điều tra nhu cầu học tập của người dân trên địa bàn

Trung tâm cần nghiên cứu cải tiến và vận dụng linh hoạt hình thức tuyển sinh, điều tra nhu cầu học tập chính xác, tận dụng tốt các mối quan hệ với cơ quan, ban ngành trên địa bàn huyện trong công tác phối hợp, tổ chức các lớp

học.

 

Đơn vị có kế hoạch bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên đạt chuẩn; thực hiện việc tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm theo quy định.

Thực hiện tốt công tác quản lý tài chính sử dụng đúng mục đích, thực hiện thu chi trên cơ sở duyệt quyết toán và quy chế chi tiêu nội bộ công khai, minh bạch có chứng từ thu chi đầy đủ; kịp thời giải quyết mọi chế độ chính sách đối với cán bộ, GV, nhân viên trong đơn vị. Đơn vị cũng thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến GDTX.

Tuy nhiên, việc tổ chức các phong trào thi đua chưa phong phú, chưa thực sự thu hút được sự tích cực hưởng ứng của viên chức trong Trung tâm.

Các hoạt động tuyên truyền về các tệ nạn xã hội, vi phạm về giới, bạo lực trong trung tâm chưa được phong phú.

Đánh giá: Đạt

Số lƣợng tiêu chí đạt yêu cầu: 7/7 tiêu chí.

Số lƣợng tiêu chí không đạt yêu cầu: 0/7 tiêu chí

 

TIÊU CHUẨN 2: CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN VÀ HỌC VIÊN.

Mở đầu

Cán bộ quản lý là người chịu trách nhiệm thực hiện thành công chương trình giáo dục. Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện các chiến lược phát triển tài nguyên và giáo dục của một tổ chức. Cán bộ quản lý giáo dục phối hợp với giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý khác để thực hiện chương trình giáo dục đã quy định.

Cán bộ quản lý với vai trò của mình sẽ là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục trong cơ sở giáo dục. Để hoàn thành sứ mệnh đặc biệt này, đòi hỏi người quản lý giáo dục phải có chuyên môn, tính chuyên nghiệp cao và phẩm chất đạo đức tốt.

Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đắk Lắk có Giám đốc, phó giám đốc đều đạt các yêu cầu theo quy định. Các đồng chí lãnh đạo các bộ phận trong Trung tâm đều gương mẫu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.

Toàn bộ viên chức, người lao động và học viên của Trung tâm chấp hành tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Ngành và được đảm bảo quyền lợi theo quy định của pháp luật.

Cán bộ, GV, nhân viên được quan tâm đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ. Học viên được phổ biến đầy đủ về mục tiêu, chương trình giáo dục, các yêu cầu kiểm tra đánh giá, điều kiện tốt nghiệp, nội quy, quy định của Trung tâm; đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Tiêu chí 1: Cán bộ quản lý.
  1. Giám đốc, phó giám đốc Trung tâm đạt các yêu cầu theo Chuẩn giám đốc Trung tâm, Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDTX;
  2. Hằng năm, giám đốc, phó giám đốc được đánh giá đạt từ loại khá trở lên theo Chuẩn giám đốc trung tâm;
  3. Có đủ cán bộ quản lý cấp phòng (tổ) theo quy định của Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm.
    1. Mô tả hiện trạng
 

Giám đốc, phó giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đắk Lắk đạt các yêu cầu theo theo điều 6, 7 Chương II của Thông tư 10/2021/TT- BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng BGDĐT ban hành về Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDTX [H2.2.01.01].

Hằng năm, Trung tâm thực hiện theo đánh giá công chức, viên chức theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Lắk [H2.2.01.02]; [H1.1.06.03].

Trung tâm có đủ cán bộ quản lý theo quy định tại Điều 8, 9 Chương II của Thông 10/2021/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng BGDĐT ban hành về Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDTX [H2.2.01.03]; [H2.2.01.04].

    1. Điểm mạnh

Giám đốc, phó giám đốc trung tâm đạt các yêu cầu theo quy định. Trung tâm có đầy đủ các tổ chuyên môn nhằm phục vụ tốt công việc được giao. Các đồng chí lãnh đạo các bộ phận trong Trung tâm đều gương mẫu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.

    1. Điểm yếu

Một số ít chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo nên đôi khi kế hoạch đề ra chưa đạt hiệu quả khả quan.

    1. Kế hoạch cải tiến chất lƣợng

Trong năm học 2023 – 2024, Trung tâm tiếp tục có kế hoạch bồi dưỡng những cán bộ, viên chức trong quy hoạch, GV cốt cán để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của xã hội.

    1. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 2: Giáo viên.
      1. Có số lượng GV cơ hữu đảm bảo để tổ chức các lớp học, số lượng GV thỉnh giảng đáp ứng quy mô tổ chức các hoạt động giáo dục và đào tạo của Trung tâm;
 
      1. GV giảng dạy các chương trình GDTX để lấy văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân đạt tiêu chuẩn tương ứng với từng cấp học của giáo dục chính quy, GV dạy các chương trình khác đạt tiêu chuẩn theo quy định;
      2. Thực hiện nghiêm túc chương trình BDTX, bồi dưỡng hè, bồi dưỡng chuyên đề và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; vận dụng sáng tạo, có hiệu quả các phương pháp giáo dục tích cực; sử dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chuyên môn.
  1. Mô tả hiện trạng

Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đắk Lắk có số lượng GV cơ hữu đảm bảo để tổ chức các lớp học, hạn chế tối đa tình trạng tăng giờ, thiếu giờ; phân chia chuyên môn hợp lí giữa các giáo viên đảm bảo hoạt động giáo dục; Trung tâm có đầy đủ giáo viên cơ hữu ở các môn học: 2 giáo viên Toán, 2 giáo viên Văn, 1 giáo viên Vật lý, 2 giáo viên Hóa học, 1 giáo viên Sinh học; 1 giáo viên Địa Lý, 1 giáo viên Lịch Sử. Hằng năm đều có hợp đồng GV thỉnh giảng như môn Văn, Sử, Địa, Tin học, Anh Văn …đủ đáp ứng quy mô tổ chức các hoạt động giáo dục và đào tạo của Trung tâm [H1.1.04.03].

GV giảng dạy các chương trình GDTX để lấy văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Chương IV của Thông tư 10/2021/TT-BGDĐT. Trung tâm có phân công chuyên môn và thường xuyên kiểm tra nội bộ hằng năm để đánh giá chất lượng giảng dạy của GV [H1.1.03.06]; [H2.2.02.01].

Trung tâm thực hiện nghiêm túc chương trình BDTX theo thông tư 12/2022/TT-BGDĐT ngày 26/7/2022 của Bộ GDĐT; thông tư 43/2021/TT- BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ GDĐT; chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học đối với các cấp học của GDPT; nội dung chương trình do BGDĐT quy định cụ thể trong các năm học, các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển GDPT, chương trình GDPT, nội dung các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình GDPT; nội dung do Sở GD&ĐT và các đơn vị trực thuộc xây dựng

về phát triển giáo dục địa phương, thực hiện chương trình GDPT, chương trình

 

giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án để triển khai kế hoạch BDTX; tự nghiên cứu thông tin trên mạng, trên trang thông tin điện tử của BGDĐT, Sở GD&ĐT Đắk Lắk, của Trung tâm, …và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ [H2.2.02.02].

GV vận dụng sáng tạo, có hiệu quả các phương pháp giáo dục tích cực; tham gia các cuộc thi giáo viên giỏi, tiết dạy giỏi do ngành và do Trung tâm tổ chức; đa số GV sử dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chuyên môn. Cán bộ quản lý, viên chức và GV tích cực dự giờ, viết sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp hữu ích phục vụ công việc được phân công [H2.2.02.03]; [H2.2.02.04]; [H2.2.02.05].

  1. Điểm mạnh

Đội ngũ GV Trung tâm vận dụng sáng tạo, có hiệu quả các phương pháp giáo dục tích cực; sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong các hoạt động chuyên môn.

  1. Điểm yếu

Công tác tìm hiểu, giúp đỡ và hỗ trợ đối tượng học viên hệ giáo dục thường xuyên của một số giáo viên chủ nhiệm còn chưa sâu sát dẫn đến tình trạng học viên thôi học.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lƣợng

Trong năm 2024, Trung tâm tiếp tục phát huy những điểm mạnh đã đạt được, Trung tâm tiến hành đề xuất, tham mưu với Sở GDĐT, UBND tỉnh Đắk Lắk để tuyển dụng GV cơ hữu đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ ở một số bộ môn văn hóa bị thiếu khi một số GV đã nghỉ theo chế độ nhằm chủ động đảm bảo hoạt động giáo dục và đào tạo của trung tâm.

  1. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 3: Nhân viên.
    1. Có số lượng phù hợp với quy mô của Trung tâm;
    2. Nhân viên kế toán có trình độ TC trở lên theo đúng chuyên môn; các nhân viên khác được bồi dưỡng về nghiệp vụ theo công việc đảm nhiệm. Số lượng nhân viên phù hợp với quy mô của Trung tâm;
 
    1. Thực hiện đầy đủ và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
      1. Mô tả hiện trạng

Trung tâm GDTX tỉnh Đắk Lắk tuyển đầy đủ nhân viên phù hợp với quy mô của Trung tâm. Tuy nhiên, nhân viên thư viện của Trung tâm mới chỉ bố trí phụ trách [H1.1.04.03].

Nhân viên kế toán có trình độ ĐH; các nhân viên khác trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc; số lượng nhân viên phù hợp với quy mô phát triển của Trung tâm [H2.2.01.01].

Toàn thể viên chức, người lao động trong Trung tâm đều thực hiện đầy đủ và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Hằng năm đều được khen thưởng [H2.2.03.01]; [H1.1.06.03].

      1. Điểm mạnh

Nhân viên của Trung tâm luôn thực hiện đầy đủ và hoàn thành các nhiệm vụ được giao từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên.

      1. Điểm yếu

Trung tâm GDTX tỉnh Đắk Lắk chưa có nhân viên thư viện.

      1. Kế hoạch cải tiến chất lƣợng

Trong năm 2024, Trung tâm tiếp tục phát huy những điểm mạnh đã đạt được. Trung tâm tiến hành đề xuất, tham mưu với Sở GDĐT, Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk để có hướng tuyển dụng nhân viên thư viện.

      1. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 4: Học viên.
        1. Được phổ biến đầy đủ về mục tiêu, chương trình giáo dục, các yêu cầu kiểm tra đánh giá, điều kiện tốt nghiệp, nội quy, quy định của trung tâm; các quy định của pháp luật, chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước;
        2. Được cung ứng các dịch vụ sinh hoạt, tư vấn, hỗ trợ tìm hiểu về nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm; được tạo điều kiện để tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao, giải trí ngoại khóa, hoạt động đoàn thể;
 
        1. Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của học viên và quy định về các hành vi học viên không được làm.
          1. Mô tả hiện trạng

Học viên của Trung tâm GDTX tỉnh Đắk Lắk đã được phổ biến đầy đủ về mục tiêu, chương trình giáo dục, các yêu cầu kiểm tra đánh giá, điều kiện tốt nghiệp, nội quy, quy định của trung tâm; đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước [H2.2.04.01]; [H2.2.04.02].

Học viên được cung ứng các dịch vụ sinh hoạt, tư vấn, hỗ trợ tìm hiểu về nghề nghiệp; được tạo điều kiện để tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao, giải trí ngoại khóa, hoạt động đoàn thể. Trung tâm có kế hoạch và chương trình để tổ chức giảng dạy hoạt động trải nghiệm trong Trung tâm [H1.1.07.04].

Học viên thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của học viên theo quy định tại Điều 24 Thông tư 10/2021/TT-BGDĐT mới ban hành. Hằng tuần ĐTN có sơ kết, tổng kết đợt thi đua và khen thưởng kịp thời để khích lệ tinh thần của học viên và các tập thể lớp. [H2.2.04.03]; [H2.2.04.04]; [H1.1.04.05]; [H2.2.04.05].

Học viên được học về các hành vi học viên không được làm theo quy định tại Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT ban hành QC đánh giá xếp loại học viên theo học Chương trình GDTX cấp THCS, THPT; Thông tư số 26/2014 sửa đổi bổ sung kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT; Thông tư số 21/2021/TT-BGDĐT sửa đổi bổ sung kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ- BGDĐT và  Thông tư số 26/2014/TT-BGDĐT; VBHN số 06/VBHN-BGDĐT

ngày 17/11/2021 về ban hành QC đánh giá xếp loại HV theo học Chương trình GDTX cấp THCS và THPT [H2.2.04.06].

          1. Điểm mạnh

Trung tâm phổ biến đầy đủ về mục tiêu, chương trình giáo dục, các yêu cầu kiểm tra đánh giá, điều kiện tốt nghiệp, nội quy, quy định của t rung tâm; đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước cho các học viên. Trung tâm chú trọng giáo dục học viên về tất cả các

phương diện, giúp học viên phát triển toàn diện.

 
          1. Điểm yếu

Có một số học viên còn chưa chú trọng vào việc học, chưa có động cơ học tập tích cực dẫn đến kết quả cả năm học chưa đạt hoặc thôi học.

          1. Kế hoạch cải tiến chất lƣợng

Trong năm học 2023 - 2024, Trung tâm GDTX tỉnh Đắk Lắk tiếp tục phát huy những điểm mạnh đã đạt được. Trung tâm tiếp tục quan tâm, nhắc nhở, phối hợp với phụ huynh học viên động viên, tạo sân chơi bổ ích qua các buổi hoạt động trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng sống cho học viên. Giúp học viên có động cơ học tập đúng đắn.

          1. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 5: Cán bộ, GV, nhân viên được đảm bảo quyền lợi theo quy định của pháp luật.
            1. Được đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ;
            2. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ khác khi đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định;
            3. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự; được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định của pháp luật.
              1. Mô tả hiện trạng

Cán bộ, GV, nhân viên của Trung tâm GDTX tỉnh Đắk Lắk được đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ. Cán bộ, GV được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hằng năm [H2.2.05.01].

Cán bộ, GV được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ khác khi đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định [H2.2.05.02]

Trung tâm thực hiện chế độ theo quy chế chi tiêu nội bộ của trung tâm [H1.1.05.03].

Cán bộ, GV, nhân viên được bảo vệ nhân phẩm, danh dự; được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định của pháp luật; được Trung tâm và các tổ chức Đoàn thể trong trung tâm động viên về tinh thần và hỗ trợ tài

chính trong các dịp Lễ, Tết [H2.2.05.03].

 
              1. Điểm mạnh

Cán bộ, GV, nhân viên của Trung tâm được bảo vệ nhân phẩm, danh dự; được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định của pháp luật.

              1. Điểm yếu

Một số CSVC như phòng thí nghiệm, phòng máy tính phục vụ cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ đã xuống cấp.

              1. Kế hoạch cải tiến chất lƣợng

Trong năm học 2023-2024, Trung tâm GDTX tỉnh Đắk Lắk tiếp tục phát huy những điểm mạnh đã đạt được; Trung tâm kiến nghị Sở GDĐT, UBND tỉnh Đắk Lắk phân bổ kinh phí sửa chữa CSVC phục vụ cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ.

              1. Tự đánh giá: Đạt

Kết luận về Tiêu chuẩn 2

Trung tâm GDTX tỉnh Đắk Lắk có đội ngũ lãnh đạo đạt các yêu cầu theo Chuẩn giám đốc trung tâm. Cán bộ, GV, nhân viên được quan tâm đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ.

Học viên được phổ biến đầy đủ về mục tiêu, chương trình giáo dục, các yêu cầu kiểm tra đánh giá, điều kiện tốt nghiệp, nội quy, quy định của Trung tâm; đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

GV của Trung tâm tích cực thay đổi phương pháp mới, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy phù hợp với đối tượng học viên. Học viên được tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao phù hợp, tạo điều kiện cho họ phát huy hết khả năng của mình.

Trung tâm GDTX tỉnh Đắk Lắk chưa có nhân viên thư viện.

Một số CSVC phục vụ cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ đã xuống

 

cấp.

 

 

 

Đánh giá: Đạt

Số lƣợng tiêu chí đạt yêu cầu: 5/5.

Số lƣợng tiêu chí không đạt yêu cầu: 0/5.

 

TIÊU CHUẨN 3: CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ.

Mở đầu:

Trung tâm GDTX tỉnh Đắk Lắk được quy hoạch hợp lý, có tường rào, cổng trung tâm, biển hiệu, khuôn viên, đủ các công trình khác như khu nhà vệ sinh, hệ thống nước sạch… và xây dựng được môi trường xanh, sạch, đẹp;

Phòng học được xây dựng theo tiêu chuẩn quy định, bên trong đủ bàn ghế GV, học viên phù hợp với tầm vóc, có bảng viết, máy chiếu, ti vi và đủ điều kiện về ánh sáng, thoáng mát.

Hằng năm, Trung tâm đều tiến hành kiểm kê tài sản, đánh giá hiện trạng thiết bị, bổ sung thiết bị mới, thanh lý những thiết bị không còn phù hợp nhằm phục vụ tốt nhất cho quá trình dạy và học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Trung tâm.

Tiêu chí 1: Cơ sở vật chất tối thiểu đáp ứng nhiệm vụ của Trung tâm.
  1. Có khuôn viên, tường rào bao quanh, biển tên của Trung tâm;
  2. Có phòng làm việc của giám đốc, các phó giám đốc, phòng làm việc của kế toán, thủ quỹ, văn thư, phòng họp hội đồng, phòng làm việc của các phòng (tổ) chuyên môn;
  3. Có thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của các bộ quản lý, GV, nhân viên và học viên; phòng bảo vệ; nhà xe cho cán bộ, GV, nhân viên và nhà để xe cho học viên.
    1. Mô tả hiện trạng

Trung tâm GDTX tỉnh Đắk Lắk đóng trên địa bàn Phường Tân Tiến, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk với tổng diện tích là 8688,9 m2, có tường rào sắt bao với trụ bê tông kiên cố bao quanh, biển tên của Trung tâm được ốp đá hoa cương gắn chữ nổi ở mặt trước cổng Trung tâm [H3.3.01.01]; [H3.3.01.02].

Trung tâm hiện nay có 3 dãy nhà (Nhà A: 4 tầng; nhà B: 4 tầng), nhà C: 3 tầng); dãy nhà khách 14 phòng; căng tin liền kề với dãy nhà 02 tầng. Trong đó dãy nhà A là khu nhà hiệu bộ tầng 1 gồm có: 1 phòng Giám đốc, 02 phòng Phó

giám đốc, 03 phòng làm việc của phòng DVH-ĐTBD (1 phòng tư liệu, 01 phòng

 

trưởng phòng, 01 phòng Phó trưởng phòng và nhân viên), 01 phòng đoàn thanh niên, 01 phòng Công đoàn, 01 phòng làm việc của tổ Hành chính, 01 phòng kế toán và thủ quỹ, 01 phòng y tế, 01 phòng chờ, 01 phòng họp hội đồng.

Tầng 2: 02 phòng máy học tin học, 03 phòng học GDTX, 02 phòng hội trường (phòng 100-140 chỗ ngồi) 01 phòng cho thuê.

Tầng 3: 05 phòng học, 02 phòng hội trường (phòng 100-140 chỗ ngồi), 01 phòng cho thuê.

Tầng 4: 04 phòng học, 03 phòng hội trường (phòng 100-140 chỗ ngồi), Dãy nhà B: 08 phòng cho thuê

Dãy nhà C: 3 tầng gồm 01 kho, 01 hội trường 200 chỗ và 03 phòng thí nghiệm (Vật lý, Hóa học, Sinh học)

Dãy nhà khách: 14 phòng cho thuê

Căn tin + và dãy nhà 2 tầng: tầng 01 cho căn tin thuê 01 phòng lớn và 02 phòng ở của cán bộ trung tâm. Tầng 2: 01 phòng lớn đang cho thuê và 02 phòng ở có WC, 01 phòng nhỏ chưa sử dụng),...[H2.1.05.02].

Trung tâm có 01 phòng thư viện gồm có các loại đầu sách giáo khoa THPT từ lớp 10 đến lớp 12, tài liệu tham khảo và các tờ báo nhân dân hàng tháng, bước đầu đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ quản lý, GV, nhân viên và học viên [H3.3.01.03]; [H3.3.01.04]; [H2.1.05.02]. Có phòng bảo vệ đầy đủ điện nước, khu vệ sinh đáp ứng nhu cầu cho bảo vệ trực; có nhà để xe cho cán bộ, GV, nhân viên và có nhà để xe riêng cho học viên học GDTX, các lớp liên kết, lưu lượng khoảng 200-300 xe/ngày [H3.3.01.02].

    1. Điểm mạnh

Trung tâm GDTX tỉnh Đắk Lắk được xây dựng trong khuôn viên với khoảng sân rộng có nhiều cây cảnh, cây xanh tạo bóng mát, an toàn có tường rào bao quanh, biển tên của Trung tâm.

    1. Điểm yếu

Hiện tại phòng thư viện nhỏ, chỉ là kho sách; thiết bị dạy học GDTX phục vụ dạy học còn thiếu. Trung tâm chưa có cán bộ chuyên trách về công tác thư viện và y tế.

 

Hệ thống báo cháy tự động chưa lắp đặt khó đáp ứng được yêu cầu sử dụng khi có sự cố xảy ra.

    1. Kế hoạch cải tiến chất lƣợng

Trong giai đoạn năm 2023-2030 Trung tâm xây dựng kế hoạch mua sắm và sửa chữa nâng cấp thêm phòng thư viện và một số thiết bị thí nghiệm dạy học GDTX phục vụ việc dạy và học cho GV và học viên trung tâm, có kế hoạch tuyển dụng nhân viên thư viện và y tế học đường.

Tham mưu Sở GDĐT, UBND tỉnh Đắk Lắk giao thêm kinh phí đầu tư xây dựng khu phòng thư viện, trang bị hệ thống báo cháy tự động.

    1. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 2: Phòng học đảm bảo yêu cầu theo quy định
      1. Phòng học đảm bảo về diện tích, ánh sáng, an toàn, có đủ thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập.
      2. Phòng học tin học, ngoại ngữ được nối mạng internet.
      3. Phòng thí nghiệm, xưởng (phòng) thực hành có đủ thiết bị thí nghiệm tối thiểu, thiết bị dạy nghề theo yêu cầu của chương trình giáo dục.
        1. Mô tả hiện trạng

Trung tâm có phòng học đảm bảo theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng diện tích 64m²/phòng , ánh sáng được trang bị đầy đủ, an toàn, có đủ thiết bị như bảng chống chói, ti vi phục vụ giảng dạy và học tập [H1.1.05.02]; [H3.3.01.02].

Trung tâm có 02 Phòng học tin học mỗi phòng trang bị 29 máy được nối mạng internet phục vụ công tác dạy học GDTX, thi Tin học cơ bản[H3.3.01.02]; [H1.1.05.02]; [H3.3.02.01].

Trung tâm có phòng thí nghiệm riêng cho các bộ môn KHTN. [H3.3.02.02]; [H3.3.02.03].

        1. Điểm mạnh:

Trung tâm có hệ thống phòng học đạt quy chuẩn đảm bảo về diện tích, ánh sáng, an toàn, có đủ thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập. Phòng học tin học được nối mạng internet.

        1. Điểm yếu
 

Phòng thí nghiệm, phòng thực hành khối văn hóa chưa phát huy hiệu quả thiết bị thí nghiệm theo yêu cầu của chương trình giáo dục. Chưa trang bị thiết bị đạt chuẩn cho phòng học ngoại ngữ đào tạo tiếng Anh.

        1. Kế hoạch cải tiến chất lƣợng

Trong thời gian tới, Trung tâm đề nghị xin mua thêm các thiết bị thí nghiệm dạy học và thiết bị cho phòng học ngoại ngữ tiếng Anh đạt chuẩn đáp ứng nhu cầu.

        1. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 3: Các công trình phục vụ sinh hoạt.
          1. Có phòng y tế với trang thiết bị y tế tối thiểu đối với trường học và tủ thuốc với các loại thuốc thiết yếu đảm bảo quy định.
          2. Có nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên, hệ thống cung cấp nước, thoát nước đạt tiêu chuẩn
          3. Có phòng nghỉ cho GV, khu vệ sinh riêng cho cán bộ, GV, nhân viên và học viên, riêng đối với nam và nữ, đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định.
            1. Mô tả hiện trạng

Trung tâm đã có phòng y tế, Trung tâm có trang bị giường và tủ thuốc, tuy nhiên nhân viên y tế là kiêm nhiệm cùng với công tác thủ quỹ [H3.3.03.01].

Trung tâm có nguồn nước sạch hợp đồng với công ty cấp nước thành phố cung cấp nước hàng tháng đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên, hệ thống cung cấp nước, thoát nước đạt tiêu chuẩn [H2.1.05.02].

Trung tâm có 02 phòng nghỉ cho GV và mỗi dãy nhà ở các tầng đều có khu vệ sinh riêng cho cán bộ, GV, nhân viên và học viên riêng đối với nam và nữ, đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định [H3.3.01.02].

            1. Điểm mạnh

Trung tâm có nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên, hệ thống cung cấp nước, thoát nước đạt tiêu chuẩn. Trung tâm có khu vệ sinh riêng cho cán bộ, GV, nhân viên và học viên riêng đối

 

với nam và nữ, được quét dọn thường xuyên sạch sẽ đảm bảo vệ sinh môi trường.

            1. Điểm yếu

Trung tâm mới chỉ có nhân viên y tế kiêm nhiệm, tủ thuốc còn ít.

            1. Kế hoạch cải tiến chất lƣợng

Trung tâm tiếp tục phát huy những điểm mạnh đã đạt được.

Trong giai đoạn 2024-2030 Trung tâm GDTX tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk, Sở nội vụ tỉnh Đắk Lắk tuyển dụng nhân viên y tế chuyên trách phục vụ cho GV, học viên.

            1. Tự đánh giá: Đạt.
Tiêu chí 4. Khai thác, tận dụng CSVC sẵn có của địa phương để mở rộng hoạt động giáo dục của trung tâm.
              1. Khai thác, tận dụng tối đa phòng học của các trường THCS, THPT, nhà văn hóa, hội trường của địa phương.
              2. Khai thác, sử dụng các nhà xưởng, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
              3. Liên kết với hệ thống thư viện của địa phương, của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục ĐH để khai thác nguồn tài liệu, học liệu đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ, GV và học viên.
                1. Mô tả hiện trạng

Trung tâm có vị trí đắc địa ngay trong trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, đặc biệt có cơ sở vật chất đầy đủ, phòng học khang trang, thuận lợi, hệ thống phòng học và nhiều hội trường lớn, thuận lợi cho việc thuê mượn phòng ốc, đảm bảo phục vụ cho các đơn vị có nhu cầu. Trung tâm có hợp đồng liên kết đào tạo với các trường TC, CĐ, ĐH theo khóa học [H3.3.04.02]; [H3.3.04.03].

Trung tâm chưa liên kết với hệ thống thư viện của địa phương, của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục ĐH để khai thác nguồn tài liệu, học liệu đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ, GV và học viên.

                1. Điểm mạnh
 

Trung tâm có cơ sở vật chất khang trang chính vì vậy, trung tâm tận dụng tối đa CSVC, phòng học nên không phải thuê mượn cơ sở vật chất của các đơn vị bạn trên địa bàn thành phố.

                1. Điểm yếu

Thư viện Trung tâm còn nhiều hạn chế và chưa liên kết với hệ thống thư viện của các cơ sở giáo dục địa phương, ĐH để khai thác nguồn tài liệu, học liệu đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ, GV và học viên.

                1. Kế hoạch cải tiến chất lƣợng

Tiếp tục khai thác hết CSVC sẵn có của trung tâm để phục vụ công tác liên kết đào tạo và các hoạt động chuyên môn khác. Đầu tư them nhiều sách giáo khoa, sách tham khảo cho thư viện, tăng cường liên kết với hệ thống các thư viện địa phương để khai thác nguồn tài liệu đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ, GV và học viên.

                1. Tự đánh giá: Đạt.

Kết luận về Tiêu chuẩn 3

Trung tâm đáp ứng cơ bản về CSVC kỹ thuật, thiết bị đồ dùng dạy học; có khuôn viên, tường rào bao quanh, biển tên của Trung tâm. Có đầy đủ các phòng làm việc của Ban Giám đốc, các tổ chuyên môn, phòng bảo vệ, nhà để xe đáp ứng được các yêu cầu hoạt động của Trung tâm. Có đầy đủ hệ thống các phòng học GDTX, phòng học các lớp liên kết, các phòng học lý thuyết, xưởng thực hành và các công trình phụ trợ khác đáp ứng được các yêu cầu dạy và học của tập thể GV học viên trong Trung tâm. Hệ thống phòng học đạt quy chuẩn đảm bảo về diện tích, ánh sáng, an toàn, có đủ thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập. Phòng học tin học được nối mạng internet.

Trung tâm có nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên, hệ thống cung cấp nước, thoát nước đạt tiêu chuẩn. Trung tâm có khu vệ sinh riêng cho cán bộ, GV, nhân viên và học viên, riêng đối với nam và nữ, đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định. Ngoài ra, Trung tâm khai thác, tận dụng tối đa CSVC, phòng học của đơn vị để phục vụ cho công

tác đào tạo nâng cao chất lượng giáo dục.

 

Tuy nhiên thư viện của Trung tâm chưa đáp ứng đầy đủ phương tiện, kỹ thuật, sách báo, tài liệu,… để phục vụ cho học viên và người học XHH. Trung tâm chưa liên kết với hệ thống thư viện của các cơ sở giáo dục địa phương, ĐH để khai thác nguồn tài liệu, học liệu đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ, GV và học viên.

Đánh giá: Đạt

Số lƣợng tiêu chí đạt yêu cầu: 4/4 tiêu chí.

Số lƣợng tiêu chí không đạt yêu cầu: 0/4 tiêu chí.

 

TIÊU CHUẨN 4: CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC.

Mở đầu:

Trong những năm qua, với chủ trương tạo điều kiện tốt nhất cho người học. Trung tâm đã không ngừng hoàn thiện và đổi mới các hoạt động giáo dục cho người học. Trung tâm đã phối hợp với các trường ĐH, CĐ, TC mở nhiều lớp với nhiều ngành, nghề phù hợp theo nhu cầu tại địa phương nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tại huyện cũng như các xã trên địa bàn huyện.

Ngoài ra Trung tâm còn phối hợp liên kết với các phòng, ban của huyện, UBND các xã mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng. Công tác cập nhật và phổ biến các thông tin tuyển sinh, ngành nghề đào tạo và các dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho học viên tốt nghiệp được quan tâm, đầu tư.

Tiêu chí 1: Chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để thực hiện nhiệm vụ chính trị.
  1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân về lợi ích của việc học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.
  2. Huy động nguồn lực để xây dựng CSVC và môi trường giáo dục; không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.
  3. Tổ chức các chương trình GDTX để đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của nhân dân trên địa bàn.
    1. Mô tả hiện trạng

Trung tâm phối hợp với các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân về lợi ích của việc học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Hằng năm, Trung tâm liên tục có thông tin tuyển sinh đào tạo GDTX, liên kết đào tạo, đào tạo ngắn hạn và đã được nhân dân hưởng ứng [H1.1.02.01]; [H1.1.02.02].

Trung tâm chưa huy động được nguồn lực XHH để đầu tư CSVC, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học khối GDTX ; chủ yếu được cấp từ UBND tỉnh.

Trung tâm tổ chức các chương trình GDTX để đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của nhân dân trên địa bàn [H1.1.02.02]; [H1.1.06.01].

    1. Điểm mạnh
 

Trung tâm phối hợp với các xã và phường trên địa bàn thành phố BMT, tỉnh Đắk Lắk tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân về lợi ích của việc học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.

    1. Điểm yếu

Trung tâm chưa huy động được nguồn lực XHH để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học khối GDTX.

    1. Kế hoạch cải tiến chất lƣợng

Trung tâm tiếp tục phát huy những điểm mạnh đã đạt được. Trong năm học 2024-2025. Trung tâm xây dựng kế hoạch hành động theo từng giai đoạn, năm học phù hợp, nắm bắt nhu cầu xã hội, chú trọng công tác tuyên truyền việc học tập thường xuyên, học tập suốt đời.

Giai đoạn 2025-2030 Trung tâm có kế hoạch vận động nguồn lực XHH để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học.

    1. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 2: Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, cá nhân ở địa phương để xây dựng và phát triển Trung tâm.
      1. Có các hình thức phối hợp với tổ chức, đoàn thể, cá nhân để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh
      2. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện, theo quy định của các tổ chức, cá nhân để xây dựng CSVC; tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy học; khen thưởng học viên học giỏi và hỗ trợ học viên có hoàn cảnh khó khăn.
      3. Thực hiện tốt các chương trình phối hợp hoạt động nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người, thuộc mọi lứa tuổi, thành phần kinh tế được tham gia học tập, góp phần xây dựng xã hội học tập.
        1. Mô tả hiện trạng

Trung tâm đã phối hợp với ĐTN, Đoàn khối Các CQ&DN tỉnh, Công an phường Tân Tiến, Công an tỉnh Đắk Lắk và các tổ chức đoàn thể để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh [H1.1.07.01].

 

Trung tâm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện, theo quy định của các tổ chức đoàn thể, cá nhân trong và ngoài cơ quan để khen thưởng học viên nghèo vượt khó học giỏi và hỗ trợ học viên có hoàn cảnh khó khăn trong học tập [H4.4.02.01]; [H4.4.02.02]; [H4.4.02.03].

Tuy nhiên, Trung tâm chưa huy động được nguồn XHH của các tổ chức, cá nhân để xây dựng CSVC, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học khối GDTX.

Trung tâm thực hiện các chương trình phối hợp hoạt động nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người, thuộc mọi lứa tuổi, thành phần kinh tế được tham gia học tập, góp phần xây dựng xã hội học tập [H3.3.04.03].

        1. Điểm mạnh

Trung tâm đã xây dựng kế hoạch kêu gọi viên chức thực hiện mô hình giúp đỡ HS có hoàn cảnh khó khăn, có thành tích tốt trong học tập.

        1. Điểm yếu

Trung tâm chưa huy động được nguồn XHH của các tổ chức, cá nhân để xây dựng CSVC, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học GDTX.

        1. Kế hoạch cải tiến chất lƣợng

Trung tâm cần chú trọng xây dựng mối quan hệ, tìm kiếm các nguồn lực để đầu tư xây dựng CSVC, tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy học.

Kêu gọi, huy động các nguồn lực để tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ HV khó khăn trên địa bàn.

Trong giai đoạn 2023-2030, Trung tâm sẽ có kế hoạch vận động nguồn lực XHH để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học.

Mở rộng và đa dạng hóa hơn nữa các ngành nghề liên kết đào tạo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người, thuộc mọi lứa tuổi, thành phần kinh tế được tham gia học tập, góp phần xây dựng xã hội học tập.

        1. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 3. Thực hiện hiệu quả việc liên kết với các ban ngành, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp.
          1. Liên kết với các ban ngành, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp để xây

dựng chương trình, tài liệu, học liệu phục vụ công tác đào tạo.

 
          1. Liên kết với các ban ngành, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp để huy động người theo học các chương trình đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng và chuyển giao công nghệ.
          2. Liên kết với các ban ngành, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp để hỗ trợ tìm việc làm cho học viên.
            1. Mô tả hiện trạng

Trung tâm chưa liên kết với các ban ngành, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp để xây dựng chương trình, tài liệu, học liệu phục vụ công tác đào tạo.

Trung tâm liên kết với các ban ngành, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp để huy động người theo học các chương trình đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng [H3.3.04.03]; [H4.4.03.01].

Trung tâm liên kết với các ban ngành, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp để để giới thiệu việc làm cho học viên sau học nghề [H4.4.03.02].

            1. Điểm mạnh

Trung tâm chủ động phối hợp với các xã, phường của tỉnh Đắk Lắk; các trường TC, CĐ, ĐH trong và ngoài tỉnh Đắk Lắk huy động người theo học các chương trình đáp ứng yêu cầu người học.

            1. Điểm yếu

Trung tâm chưa liên kết với các ban ngành, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp để để xây dựng chương trình, tài liệu, học liệu phục vụ công tác đào tạo.

            1. Kế hoạch cải tiến chất lƣợng

Trong thời gian tới, Trung tâm tiếp tục liên kết với các ban ngành, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp để huy động người theo học các chương trình đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năn; mở các lớp XHH thường xuyên; xây dựng chương trình, tài liệu, học liệu phục vụ công tác đào tạo.

Phối hợp với các ban ngành, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp để hỗ trợ tìm việc làm cho học viên trên địa bàn huyện.

            1. Tự đánh giá: Chƣa đạt Kết luận về Tiêu chuẩn 4
 

Trung tâm phối hợp với xã, phường trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân về lợi ích của việc học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Huy động được các nguồn lực đầu tư để nâng cao chất lượng. Trung tâm chủ động phối hợp các trường TC, CĐ, ĐH trong và ngoài tỉnh huy động người theo học các chương trình đáp ứng yêu cầu người học.

Tuy nhiên, Trung tâm chưa huy động được nguồn XHH của các tổ chức, cá nhân để xây dựng CSVC, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học GDTX; chưa liên kết với các ban ngành, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp để để xây dựng chương trình, tài liệu, học liệu phục vụ công tác đào tạo.

Đánh giá: Đạt

Số lƣợng tiêu chí đạt yêu cầu: 2/3.

Số lƣợng tiêu chí không đạt yêu cầu: 1/3.

 

TIÊU CHUẨN 5: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ KẾT QUẢ GIÁO DỤC.

Mở đầu:

Đánh giá kết quả các hoạt động giáo dục trong Trung tâm GDTX tỉnh Đắk Lắk chính là thước đo khách quan để đánh giá chất lượng của cơ sở giáo dục. Nhận thức sâu sắc được vấn đề này, BGĐ Trung tâm đã tập trung chỉ đạo thực hiện các hoạt động giáo dục, đánh giá nội dung cụ thể như sau:

Tiêu chí 1. Thực hiện chương trình GDTX để lấy văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.
  1. Có kế hoạch hoạt động chuyên môn chi tiết cho từng năm học, học kỳ, tháng, tuần.
  2. Thực hiện kế hoạch thời gian năm học, khóa học, kế hoạch giảng dạy và học tập theo quy định.
  3. Hàng tháng, rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
    1. Mô tả hiện trạng

Trung tâm có kế hoạch hoạt động chuyên môn chi tiết cho từng năm học, học kỳ, tháng, tuần [H1.1.03.03].

Trung tâm thực hiện kế hoạch thời gian năm học, khóa học, kế hoạch giảng dạy và học tập theo quy định [H5.5.01.01]; [H5.5.01.02]; [H1.1.04.04]; [H3.3.04.03].

Hàng tháng Trung tâm họp, rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch và bàn biện pháp thực hiện kế hoạch cụ thể [H1.1.03.04].

    1. Điểm mạnh

Trung tâm thực hiện nghiêm túc quy chế giảng dạy đối với các hoạt động giáo dục đào tạo.

Hằng năm Trung tâm điều tra nhu cầu học tập của học viên trên địa bàn để xây kế hoạch mở các lớp GDTX theo nhu cầu.

    1. Điểm yếu

Trung tâm thực hiện nhiều nhiệm vụ nên đôi khi các kế hoạch giáo dục còn hạn chế.

 
    1. Kế hoạch cải tiến chất lƣợng

Trung tâm có kế hoạch hoạt động chuyên môn chi tiết cho năm học, học kỳ, tháng, tuần; thực hiện theo đúng quy định và đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

Trên cơ sở kế hoạch năm học 2022-2023, những năm học tiếp theo Trung tâm tích cực phát huy điểm mạnh. Xây dựng kế hoạch tuyển sinh và tổ chức các lớp theo chương trình GDTX, từ đó chỉ đạo hoạt động chuyên môn chi tiết cho từng năm học, học kỳ, tháng, tuần phù hợp với đặc thù của đơn vị. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rà soát việc thực hiện kế hoạch, điều chỉnh cho phù hợp để hoàn thành kế hoạch cho từng năm học, nâng cao chất lượng học tập của HV.

Tiếp tục tuyển sinh thực hiện các lớp đào tạo với hình thức đa dạng tạo điều kiện để học viên dễ dàng tham gia các hoạt động giáo dục tại Trung tâm.

    1. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 2. Xây dựng và thực hiện các chương trình bồi dưỡng ngắn

hạn.

      1. Chủ động xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng ngắn hạn thuộc

nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

      1. Các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ được thực hiện theo thời gian linh hoạt và các phương thức tổ chức dạy học đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho người học.
      2. Thực hiện các chương trình đã được phê duyệt; định kỳ rà soát, đánh giá mức độ phù hợp của các chương trình để điều chỉnh cho phù hợp.
        1. Mô tả hiện trạng

Trung tâm chủ động xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng ngắn hạn thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân và đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương [H5.5.02.01]; [H1.1.02.02].

 

Các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, bồi dưỡng tiếng Êđê, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên theo Thông tư 08/2023, các lớp bồi dưỡng được thực hiện theo thời gian linh hoạt và các phương thức tổ chức dạy học đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho người học. Trung tâm tổ chức các lớp học trực tuyến hoặc trực tiếp, thời gian linh hoạt vào buổi tối và thứ 7, chủ nhật để tạo điều kiện về thời gian cho người học [H5.5.02.02].

Trung tâm thực hiện các chương trình đã được phê duyệt; định kỳ rà soát, đánh giá mức độ phù hợp của các chương trình để điều chỉnh cho phù hợp [H5.5.02.03].

        1. Điểm mạnh

Trung tâm chủ động xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng ngắn hạn thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân và đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương. Tổ chức các lớp học theo yêu cầu người học.

        1. Điểm yếu

Trung tâm chưa có các chương trình giáo dục ngắn hạn đáp ứng yêu cầu người học về chuyển giao công nghệ.

        1. Kế hoạch cải tiến chất lƣợng

Điều tra nhu cầu của người học trên địa bàn các huyện, thành phố và nghiên cứu, xây dựng các nội dung, chương trình bồi dưỡng phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.

Trong thời gian tới, Trung tâm tiếp tục nghiên cứu để ban hành, thực hiện các chương trình giảng dạy ngắn hạn về chuyển giao công nghệ nhằm thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho người học trong thời đại 4.0 như hiện nay.

        1. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 3. Tổ chức có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ giáo dục.

          1. Dành thời gian cho học viên tham gia các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể thao phù hợp.
 
          1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, kỹ năng sống cho học viên với các hình thức đa dạng và phù hợp.
          2. Đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền phân công chăm sóc di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng; chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương.
            1. Mô tả hiện trạng

Trung tâm luôn dành thời gian cho học viên tham gia các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể thao phù hợp [H5.5.03.01]; [H5.5.03.02].

Trung tâm đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, kỹ năng sống cho học viên với các hình thức đa dạng và phù hợp. [H5.5.03.03]; [H5.5.03.04].

Hằng năm, được sự phân công của Đoàn khối CCQ&DN tỉnh Đắk Lắk, Đoàn thanh niên Trung tâm thường xuyên chăm sóc, thăm hỏi bà mẹ Việt Nam Anh Hùng và các gia đình có công với Cách mạng trong tỉnh [H5.5.03.05].

Trung tâm thực hiện tốt việc quyên góp quỹ nhân đạo, ủng hộ chương trình……., giúp đỡ học viên nghèo Vượt khó và các hoạt động thiện nguyện khác [H5.5.03.06].

            1. Điểm mạnh

Trung tâm luôn tạo điều kiện về thời gian và tổ chức cho học viên tham gia các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể thao phù hợp. Các hoạt động uống nước nhớ nguồn; thiện nguyện, giáo dục giúp đỡ quyên góp ủng hộ học viên khó khăn được thực hiện có hiệu quả.

            1. Điểm yếu

Việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá, văn nghệ, thể dục thể thao chưa phong phú, chưa được tổ chức thường xuyên và có quy mô.

            1. Kế hoạch cải tiến chất lƣợng

Trung tâm tiếp tục phát huy những ưu điểm, giao cho tổ chức ĐTN, Công đoàn xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao có quy mô lớn cho toàn thể học viên, GV, viên chức trong điều kiện có thể. Tích

 

cực tuyên truyền những tấm gương người tốt, việc tốt; nâng cao hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giáo dục động cơ học tập đúng đắn cho học viên.

            1. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 4. Đảm bảo các yêu cầu khi liên kết với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục ĐH để thực hiện chương trình GDTX lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
              1. Đảm bảo các yêu cầu về CSVC, thiết bị và cán bộ quản lý phù hợp với yêu cầu của từng ngành liên kết đào tạo.
              2. Quản lý GV thỉnh giảng, quản lý học viên để đảm bảo chất lượng đào

tạo.

              1. Thực hiện trách nhiệm theo hợp đồng liên kết đào tạo; thực hiện chế độ

báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền về việc liên kết đào tạo.

  1. Mô tả hiện trạng

Trung tâm bước đầu đảm bảo các yêu cầu về CSVC, thiết bị và cán bộ quản lý phù hợp với yêu cầu của từng ngành liên kết đào tạo [H3.3.01.02]; [H1.1.05.02]; [H2.2.01.01]; [H2.2.01.02].

Trung tâm hợp đồng và quản lý GV thỉnh giảng; có kế hoạch giáo dục, thời khóa biểu các lớp liên kết cụ thể để quản lý học viên để đảm bảo chất lượng đào tạo [H5.5.04.01]; [H5.5.02.02].

Trung tâm đã thực hiện trách nhiệm theo hợp đồng liên kết đào tạo; thực hiện chế độ báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền về việc liên kết đào tạo [H3.3.04.03]; [H1.1.06.01].

  1. Điểm mạnh

Trung tâm bước đầu đảm bảo các yêu cầu về CSVC, thiết bị và cán bộ quản lý phù hợp với yêu cầu của từng ngành liên kết đào tạo; quản lý GV thỉnh giảng, học viên để đảm bảo chất lượng đào tạo. Báo cáo đầy đủ với cơ quan chủ quản về công tác liên kết đào tạo.

  1. Điểm yếu

Trong thời gian từ 2018 đến năm 2022, Trung tâm chưa mở được đa dạng các lớp liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục đại học, tính đến năm 2022 có 01

 

lớp đại học Quản lý Tài nguyên Môi trường, 2023 có 01 lớp ĐH GDMN,

  1. Kế hoạch cải tiến chất lƣợng

Trung tâm tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi tiêu, tích luỹ từ nguồn ngân sách để đầu tư mua sắm thêm CSVC, thiết bị và đầu tư cho cán bộ quản lý học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của công tác liên kết đào tạo. Tăng cường quán triệt đến học viên nội quy học tập, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và có những biện pháp xử lý kịp thời.

  1. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 5. Kết quả giáo dục và hiệu quả giáo dục.

    1. Kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm của học viên theo học chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, chương trình GDTX cấp THCS và chương trình GDTX cấp THPT đáp ứng mục tiêu giáo dục.
    2. Học viên học các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
    3. Học viên hoàn thành các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ góp phần đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
      1. Mô tả hiện trạng

Trung tâm đã đánh giá, xếp loại học lực, hạnh kiểm của học viên theo chương trình GDTX cấp THPT đáp ứng mục tiêu giáo dục [H2.2.04.04]; [H1.1.06.01].

Học viên học các chương trình giáo dục tại Trung tâm nhằm cập nhật kiến thức, kỹ năng, các lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp, các lớp học chữ và học tiếng Êđê … có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn [H5.5.02.03].

Học viên hoàn thành các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng góp phần đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương [H5.5.02.03]; [H5.5.05.01]; [H5.5.05.02].

2 Điểm mạnh

 

Trung tâm có nhiều chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

  1. Điểm yếu

Chưa mở được các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học về chuyển giao công nghệ để góp phần đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lƣợng

Trung tâm GDTX tỉnh Đắk Lắk xây dựng kế hoạch tuyển sinh và điều tra nhu cầu học tập của nhân dân trên địa bàn huyện, thành phố. Đối với các lớp liên kết, Trung tâm tập trung vào công tác quản lý, làm việc với các trường liên kết, phối hợp chỉ đạo GV thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, dạy học phù hợp với đối tượng. Tiến hành kiểm tra, đánh giá thực hiện, tuyên truyền việc tự học, chú trọng khâu thực hành để rèn luyện kỹ năng để nâng cao chất lượng giáo dục đặc biệt là giáo dục mầm non trong giai đoạn mới.

Chú trọng cải tiến công tác điều tra, nắm bắt nhu cầu của người học trên địa bàn để kịp thời tuyển sinh, tổ chức các lớp học phù hợp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

  1. Tự đánh giá: Đạt

Kết luận về Tiêu chuẩn 5

Trung tâm có kế hoạch hoạt động chuyên môn chi tiết cho từng năm học, học kỳ, tháng, tuần. Hằng tháng Trung tâm họp, rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch và bàn biện pháp thực hiện kế hoạch; Có các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;

Trung tâm luôn dành thời gian cho học viên tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao phù hợp. Các hoạt động uống nước nhớ nguồn; thiện nguyện, giáo dục giúp đỡ quyên góp ủng hộ học viên khó khăn được thực hiện có hiệu quả. Đảm bảo các yêu cầu về CSVC, thiết bị và cán bộ quản lý phù hợp với yêu cầu của từng ngành liên kết đào tạo; quản lý GV thỉnh giảng, học viên để đảm

 

bảo chất lượng đào tạo. Báo cáo đầy đủ với cơ quan chủ quản về công tác liên kết đào tạo.

Chất lượng học lực và hạnh kiểm của học viên theo học chương trình GDTX cấp THPT ngày càng cao. Tỉ lệ học viên tốt nghiệp THPT quốc gia nhiều năm liền đạt trên 95% - 98%.

Tuy nhiên, Trung tâm chưa mở được nhiều chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ đa dạng để góp phần đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Đánh giá: Đạt

Số lƣợng tiêu chí đạt yêu cầu 5/5.

Số lƣợng tiêu chí không đạt yêu cầu: 0/5.

III. KẾT LUẬN CHUNG:

Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục Trung tâm GDTX là xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục nhằm thực hiện vai trò nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thực hiện quy trình kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục Trung tâm GDTX, Trung tâm đã triển khai và tiến hành công tác tự đánh giá để tự xem xét về hiện trạng và hiệu quả các hoạt động giáo dục; Qua đó chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của từng tiêu chí trong các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do BGDĐT ban hành.

Trung tâm tiếp tục tổ chức công tác điều tra nhu cầu học tập thông qua các loại hình đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ công chức, viên chức và người lao động trên địa bàn tỉnh, xây dựng các chương trình học tập phù hợp cho mọi tầng lớp, nghiên cứu và triển khai các hình thức tổ chức học tập phù hợp với thời gian của người học, tạo động lực thu hút nguồn học viên.

 

Mạnh dạn đầu tư CSVC, nâng cấp phòng học, đáp ứng được nhiều lĩnh vực bồi dưỡng nhằm đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo phục vụ sự nghiệp chung của tỉnh và sự nghiệp riêng của đơn vị.

Với mục tiêu xây dựng và phát triển Trung tâm ngày càng vững mạnh, tập thể cán bộ, GV, nhân viên và học viên Trung tâm GDTX tỉnh Đắk Lắk không ngừng cố gắng, duy trì phát huy những điểm mạnh chú trọng xây dựng và thực hiện mục tiêu chiến lược của Trung tâm, đẩy mạnh công tác tổ chức và quản lý Trung tâm. Bên cạnh đó, Trung tâm còn chú ý thực hiện tốt việc tuyển dụng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ, đặc biệt chú trọng đến đội ngũ kế cận.

Công tác tự đánh giá không chỉ giúp Trung tâm có cái nhìn tổng quát về thực trạng chất lượng các hoạt động giáo dục mà còn giúp hiểu rõ mức độ, yêu cầu cần đạt được của từng chỉ số, từng tiêu chí cụ thể. Việc xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu giúp Trung tâm có kế hoạch cải tiến chất lượng thích hợp hơn nhằm đạt được mục tiêu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong Trung tâm.

Số lượng các tiêu chí đạt:              23/24 đạt tỷ lệ 95,2% Số lượng các tiêu chí chưa đạt:      1/24 đạt tỷ lệ 4,8% Cấp độ tự đánh giá cơ sở: Đạt cấp độ 3

Đắk Lắk, ngày 28 tháng 2 năm 2024

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ

 

Phần III. PHỤ LỤC

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK

TRUNG TÂM GDTX TỈNH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số 34/QĐ-GDTX

 

 

Đắk Lắk, ngày 14 tháng 4 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

 

 
  

Về việc thành lập Hội đồng tự đánh cơ sở Giáo dục thƣờng xuyên

 

 

GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN TỈNH ĐẮK LẮK

Căn cứ Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT, ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên;

Căn cứ Công văn số 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD, ngày 28/12/2012 của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên;

Căn cứ Công văn số 430/KTKĐCLGD-KĐPT ngày 04 tháng 5 năm 2013 về việc xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trung tâm giáo dục thường xuyên của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Xét đề nghị của Phòng Tổ chức Hành chính.

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Hội đồng tự đánh giá Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đắk Lắk gồm các ông (bà) có tên trong danh sách kèm theo.

Giúp việc cho Hội đồng có Ban thư ký và các nhóm công tác chuyên trách gồm các ông (bà) có tên trong danh sách kèm theo.

Điều 2. Hội đồng có nhiệm vụ triển khai công tác tự đánh giá trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đắk Lắk theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nhiệm vụ cụ thể của các thành viên do Chủ tịch Hội đồng phân công. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 3. Các ông (bà) có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định

này./.

 

 

Nơi nhận:

  • Như Điều 3;
  • Sở GD&ĐT Đắk Lắk (để b/c);
  • Lưu: VT.

GIÁM ĐỐC

(Đã ký)

 

 

PHAN VĂN

 

DANH SÁCH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ

(Kèm theo Quyết định số 34/QĐ-GDTX ngày 14/4/2023 của Giám đốc trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Đắk Lắk )

ST

T

Họ và tên

Chức danh, chức vụ

Nhiệm vụ

1

Phan Văn

Giám đốc

Chủ tịch

2

Trần Thị Thu Hiền

Phó Giám đốc

Phó Chủ tịch

3

Võ Thị Thu Thảo

Phó Giám đốc

Phó Chủ tịch

4

Hồ Thị Hiền

Tổ trưởng chuyên môn

Thư ký

5

Lê Xuân Hợi

Trưởng phòng Tổ chức- Hành chính

Uỷ viên

6

Phan Trọng Nghĩa

Trưởng phòng DVH-ĐTBD

Uỷ viên

7

Nguyễn Hành Nhân

Phó trưởng phòng DVH-ĐTBD

Uỷ viên

8

Dương Văn Kỳ

Chủ tịch Công đoàn

Uỷ viên

9

Nguyễn Văn Thiện

Tổ trưởng chuyên môn

Uỷ viên

10

Đỗ Văn Hoàn

Bí thư đoàn trường

Uỷ viên

11

Hà Thị Kim Oanh

Kế toán

Uỷ viên

Ấn định danh sách này có 11 người

 

TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH ĐẮK LẮK

HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Đắk Lắk, ngày 14 tháng 4 năm 2023

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

CHO CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ

---------------------

 

Căn cứ Quyết định số 34/QĐ-TTGDTX ngày 14 tháng 4 năm 2023 của Giám đốc trung tâm GDTX tỉnh Đắk Lắk về việc thành lập Hội đồng Tự đánh giá trung tâm;

Căn cứ Quyết định số 36/QĐ-TĐG ngày 14/4/2023 của Chủ tịch Hội đồng Tự đánh giá trung tâm GDTX tỉnh Đắk Lắk về việc thành lập Ban Thư kí và các nhóm chuyên trách giúp việc cho Hội đồng tự đánh giá;

Căn cứ Kế hoạch tự đánh giá của Hội đồng Tự đánh giá trung tâm GDTX tỉnh Đắk Lắk;

Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá trung tâm GDTX tỉnh Đắk Lắk phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong Hội đồng Tự đánh giá (ban hành kèm theo kế hoạch tự đánh giá) như sau:

  1. Trách nhiệm, nhiệm vụ của các thành viên Hội đồng Tự đánh giá:
    1. Ông Phan Văn Tô (Chủ tịch Hội đồng)
      • Điều hành chung hoạt động của Hội đồng TĐG.
      • Triệu tập và điều hành các phiên họp của Hội đồng, các buổi tập huấn về công tác TĐG.
      • Phê duyệt Kế hoạch Tự đánh giá, đề cương báo cáo tự đánh giá, báo cáo tự đánh giá.
      • Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Hội đồng.
      • Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai công tác tự đánh giá.
      • Phụ trách theo dõi, đôn đốc và giúp đỡ các nhóm chuyên trách.
    2. Bà Trần Thị Thu Hiền (Phó Chủ tịch Hội đồng - Thường trực Hội đồng)
      • Giúp việc cho Chủ tịch Hội đồng trong công tác điều hành hoạt động của Hội đồng TĐG
      • Xây dựng quy định về mã hoá các minh chứng.
      • Chỉ đạo quá trình thu thập thông tin, minh chứng và đôn đốc, kiểm tra việc tổng hợp báo cáo các tiêu chí, tiêu chuẩn tự đánh giá của Ban thư ký.
      • Phụ trách theo dõi, đôn đốc và giúp đỡ hoạt động của các Nhóm chuyên trách số 1,2,3
 
      • Cùng Chủ tịch HĐ giải quyết những vướng mắc trong quá trình triển khai công tác tự đánh giá.
      • Cung cấp thông tin, minh chứng liên quan theo yêu cầu của các nhóm chuyên trách.
    • Bà Võ Thị Thu Thảo (Phó Chủ tịch Hội đồng)
      • Giúp việc cho Chủ tịch Hội đồng trong công tác điều hành hoạt động của Hội đồng TĐG
      • Phụ trách theo dõi, đôn đốc và giúp đỡ hoạt động của các Nhóm chuyên trách số 4,5
      • Cùng Chủ tịch HĐ giải quyết những vướng mắc trong quá trình triển khai công tác tự đánh giá.
      • Cung cấp thông tin, minh chứng liên quan đến chi bộ, Ban Dân vận… và các minh chứng thuộc lĩnh vực phụ trách theo yêu cầu của các nhóm chuyên trách.
    • Bà Hồ Thị Hiền (Thư kí Hội đồng)
      • Trưởng ban thư kí của Hội đồng TĐG: Chỉ đạo, điều hành Ban thư kí thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Nghiên cứu, thiết kế và cung cấp các biểu bảng, biểu mẫu… cho các nhóm chuyên trách.

+ Hướng dẫn các nhóm chuyên trách thực hiện quy trình làm việc.

+ Ghi chép biên bản các cuộc họp, các Hội nghị, hội thảo, tập huấn … do Hội đồng tổ chức.

+ Tập hợp các ý kiến phản hồi, phản biện trình Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng có phương án giải quyết.

+ Đôn đốc, nhắc nhở các Nhóm chuyên trách làm việc theo đúng quy trình và lịch trình.

+ Xây dựng Dự thảo đề cương chi tiết, dự thảo tự đánh giá và hoàn thiện Báo cáo Tự đánh giá.

+ Thành viên - UV thư ký nhóm chuyên trách số 3

+ Thực hiện chế độ báo cáo lên cấp trên.

      • Cung cấp thông tin, minh chứng theo yêu cầu của các nhóm chuyên trách.
    • Ông Lê Xuân Hợi (Uỷ viên HĐ)
      • Phụ trách, điều hành hoạt động của Nhóm chuyên trách số 3.
      • Phổ biến, quán triệt về chủ trương Kiểm định và Tự đánh giá đến các cán bộ, nhân viên trong đơn vị
      • Chuẩn bị văn phòng phẩm, cơ sở vật chất cho Hội đồng.
      • Chuẩn bị cơ sở vật chất cho các cuộc họp, các hội nghị, hội thảo, tập huấn…. của Hội đồng.
      • Cung cấp thông tin, minh chứng theo yêu cầu của các nhóm chuyên trách.
 
      • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch HĐ.
    • Ông Phan Trọng Nghĩa (Uỷ viên HĐ)
      • Phổ biến, quán triệt về chủ trương kiểm định chất lượng cho khối giáo viên của trung tâm;
      • Cung cấp thông tin, minh chứng liên quan đến hoạt động của khối giáo viên, các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của trung tâm và các minh chứng khác thuộc lĩnh vực phụ trách theo yêu cầu của các nhóm chuyên trách.
      • Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
    • Ông Nguyễn Hành Nhân (Uỷ viên HĐ)
      • Phụ trách, điều hành hoạt động của Nhóm chuyên trách số 2

-Thực hiện nhiệm vụ của Ban thư kí Hội đồng do Trưởng ban thư kí phân công.

      • Cung cấp thông tin, minh chứng về đội ngũ giáo viên, học sinh và các minh chứng khác thuộc lĩnh vực phụ trách theo yêu cầu của các nhóm chuyên trách.
      • Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
    • Ông Dương văn Kỳ (Uỷ viên HĐ)
      • Phụ trách, điều hành hoạt động của Nhóm chuyên trách số 4:
      • Đôn đốc, động viên Công đoàn viên toàn trung tâm tham gia tích cực và hoàn thành nhiệm vụ được phân công.
      • Cung cấp thông tin, minh chứng liên quan đến tổ chức Công đoàn.
      • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch HĐ.
    • Ông Đỗ Văn Hoàn (Uỷ viên HĐ)
      • Phụ trách, điều hành hoạt động của Nhóm chuyên trách số 1
      • Phố biến, quán triệt chủ trương Kiểm định và Tự đánh giá đến ĐVTN khối học sinh.
      • Cung cấp thông tin, minh chứng liên quan đến hoạt động của Đoàn TN và các minh chứng khác thuộc lĩnh vực phụ trách theo yêu cầu của các nhóm chuyên trách.
      • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch HĐ.
    • Ông Nguyễn Văn Thiện(Uỷ viên HĐ)
      • Thành viên hội đồng tự đánh giá; thành viên ban thư ký Hội đồng TĐG
      • Phụ trách, điều hành hoạt động của Nhóm chuyên trách số 5
      • Phối hợp quán triệt chủ trương công tác Kiểm định và Tự đánh giá của trung tâm đến tổ chuyên môn đang phụ trách.
      • Cung cấp thông tin, các minh chứng thuộc lĩnh vực phụ trách theo yêu cầu của các nhóm chuyên trách.
      • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch HĐ.
    • Bà Hà Thị Kim Oanh (Uỷ viên HĐ)
      • Thành viên hội đồng tự đánh giá và thành viên Nhóm chuyên trách số 1.
 
      • Dự trù kinh phí, chuẩn bị kinh phí cho hoạt động của Hội đồng.
      • Cung cấp những thông tin, minh chứng liên quan thuộc lĩnh vực phụ trách theo yêu cầu của các nhóm chuyên trách.
      • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng và nhóm chuyên trách.
  1. Một số quy định khác
    1. Các thành viên của Hôi đồng, Ban thư kí và các nhóm chuyên trách khai thác triệt để công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
    2. Quan điểm làm việc: Dứt điểm từng phần trước khi chuyển qua phần việc khác.
    3. Nhóm trưởng các nhóm chuyên trách phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng thành viên của nhóm; yêu cầu tự giác và nghiêm túc trong thực hiện nhiệm vụ.
    4. Tất cả mọi hoạt động của các bộ phận đều được ghi chép và lập thành biên bản ghi nhớ.

 

HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

 

 

 

Phan Văn

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK

TRUNG TÂM GDTX TỈNH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số 118/QĐ-GDTX

 

 

Đắk Lắk, ngày 4 tháng 11 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

 

 
  

Về việc thành lập Hội đồng tự đánh cơ sở Giáo dục thƣờng xuyên

 

 

GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN TỈNH ĐẮK LẮK

Căn cứ Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT, ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên;

Căn cứ Công văn số 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD, ngày 28/12/2012 của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên;

Căn cứ Công văn số 430/KTKĐCLGD-KĐPT ngày 04 tháng 5 năm 2013 về việc xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trung tâm giáo dục thường xuyên của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Xét đề nghị của Phòng Tổ chức Hành chính.

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Hội đồng tự đánh giá Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đắk Lắk gồm các ông (bà) có tên trong danh sách kèm theo.

Giúp việc cho Hội đồng có Ban thư ký và các nhóm công tác chuyên trách gồm các ông (bà) có tên trong danh sách kèm theo.

Điều 2. Hội đồng có nhiệm vụ triển khai công tác tự đánh giá trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đắk Lắk theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nhiệm vụ cụ thể của các thành viên do Chủ tịch Hội đồng phân công. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 3. Các ông (bà) có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

  • Như Điều 3;
  • Sở GD&ĐT Đắk Lắk (để b/c);
  • Lưu: VT.

PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH

(Đã ký)

 

VÕ THỊ THU THẢO

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK

TRUNG TÂM GDTX TỈNH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

DANH SÁCH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ

(Kèm theo Quyết định số 118/QĐ-GDTX ngày 4/11/2023 của Phó Giám đốc phụ trách trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Đắk Lắk )

STT

Họ và tên

Chức danh, chức vụ

Nhiệm vụ

1

Trần Thị Thu Hiền

Phó Giám đốc

Chủ tịch

2

Võ Thị Thu Thảo

Phó Giám đốc phụ trách

Phó Chủ tịch

3

Võ Thị Thu Bông

Phó phòng Tổ chức – Hành chính

Thư ký

4

Hồ Thị Hiền

Tổ trưởng chuyên môn

Uỷ viên

5

Phan Trọng Nghĩa

Trưởng phòng DVH-ĐTBD

Uỷ viên

6

Nguyễn Hành Nhân

Phó phòng DVH-ĐTBD

Uỷ viên

7

Dương Văn Kỳ

Chủ tịch Công đoàn

Uỷ viên

8

Nguyễn Văn Thiện

Tổ trưởng chuyên môn

Uỷ viên

9

Đỗ Văn Hoàn

Bí thư đoàn trường

Uỷ viên

10

Hà Thị Kim Oanh

Kế toán

Uỷ viên

11

Trần Văn Quỳnh

Giáo viên

Uỷ viên

Ấn định danh sách này có 11 người

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK

TRUNG TÂM GDTX TỈNH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

DANH SÁCH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ

(Điều chỉnh, bổ sung)

(Kèm theo Quyết định số 118/QĐ-GDTX ngày 4/1/2024 của Phó Giám đốc phụ trách trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Đắk Lắk )

STT

Họ và tên

Chức danh, chức vụ

Nhiệm vụ

1

Trần Thị Thu Hiền

Phó Giám đốc

Chủ tịch

2

Võ Thị Thu Thảo

Phó Giám đốc phụ trách

Phó Chủ tịch

3

Nguyễn Văn Thiện

Phó phòng Tổ chức – Hành chính

Thư ký

4

Hồ Thị Hiền

Tổ trưởng chuyên môn

Uỷ viên

5

Phan Trọng Nghĩa

Trưởng phòng DVH-ĐTBD

Uỷ viên

6

Nguyễn Hành Nhân

Phó phòng DVH-ĐTBD

Uỷ viên

7

Dương Văn Kỳ

Chủ tịch Công đoàn

Uỷ viên

8

Võ Thị Thu Bông

Trưởng ban nữ công

Uỷ viên

9

Đỗ Văn Hoàn

Bí thư đoàn trường

Uỷ viên

10

Hà Thị Kim Oanh

Kế toán

Uỷ viên

11

Trần Văn Quỳnh

Giáo viên

Uỷ viên

Ấn định danh sách này có 11 người

 

TRUNG TÂM GDTX TỈNH ĐẮK LẮK

HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

Đắk Lắk, ngày 4 tháng 11 năm 2023

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

CHO CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ

---------------------

Căn cứ Quyết định số 118/QĐ-GDTX ngày 4 tháng 11 năm 2023 của Giám đốc trung tâm GDTX tỉnh Đắk Lắk về việc thành lập Hội đồng Tự đánh giá trung tâm;

Căn cứ Quyết định số120/QĐ-TĐG ngày 4/11/2023 của Chủ tịch Hội đồng Tự đánh giá trung tâm GDTX tỉnh Đắk Lắk về việc thành lập Ban Thư kí và các nhóm chuyên trách giúp việc cho Hội đồng tự đánh giá;

Căn cứ Kế hoạch tự đánh giá của Hội đồng Tự đánh giá trung tâm GDTX tỉnh Đắk Lắk;

Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá trung tâm GDTX tỉnh Đắk Lắk phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong Hội đồng Tự đánh giá (ban hành kèm theo kế hoạch tự đánh giá) như sau:

  1. Trách nhiệm, nhiệm vụ của các thành viên Hội đồng Tự đánh giá:
    1. Bà Trần Thị Thu Hiền (Chủ tịch Hội đồng)
      • Điều hành chung hoạt động của Hội đồng TĐG.
      • Triệu tập và điều hành các phiên họp của Hội đồng, các buổi tập huấn về TĐG.
      • Phê duyệt Kế hoạch Tự đánh giá, đề cương báo cáo tự đánh giá, báo cáo tự đánh giá.
      • Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Hội đồng.
      • Xây dựng quy định về mã hoá các minh chứng.
      • Chỉ đạo quá trình thu thập thông tin, minh chứng và đôn đốc, kiểm tra việc tổng hợp báo cáo các tiêu chí, tiêu chuẩn tự đánh giá của Ban thư ký.
      • Phụ trách theo dõi, đôn đốc và giúp đỡ hoạt động của các Nhóm chuyên trách số 1,2,3
    2. Bà Võ Thị Thu Thảo (Phó Chủ tịch Hội đồng)
      • Giúp việc cho Chủ tịch Hội đồng trong công tác điều hành hoạt động của Hội đồng TĐG
      • Cung cấp thông tin, minh chứng liên quan đến chi bộ, Ban Dân vận… và các minh chứng thuộc lĩnh vực phụ trách theo yêu cầu của các nhóm chuyên trách.
      • Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai công tác tự đánh giá.
      • Phụ trách theo dõi, đôn đốc và giúp đỡ hoạt động của các Nhóm chuyên trách 4,5
 
      • Cùng Chủ tịch HĐ giải quyết những vướng mắc trong quá trình triển khai công tác tự đánh giá.
    • Bà Võ Thị Thu Bông (Thư kí Hội đồng)
      • Trưởng ban thư kí của Hội đồng TĐG: Chỉ đạo, điều hành Ban thư kí thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Phổ biến, quán triệt về chủ trương Kiểm định và Tự đánh giá đến các cán bộ, nhân viên trong đơn vị

+ Chuẩn bị văn phòng phẩm, cơ sở vật chất cho Hội đồng.

+ Chuẩn bị cơ sở vật chất cho các cuộc họp, các hội nghị, hội thảo, tập huấn…. của Hội đồng.

+ Nghiên cứu, thiết kế và cung cấp các biểu bảng, biểu mẫu… cho các nhóm chuyên trách.

+ Hướng dẫn các nhóm chuyên trách thực hiện quy trình làm việc.

+ Ghi chép biên bản các cuộc họp, các Hội nghị, hội thảo, tập huấn … do Hội đồng tổ chức.

+ Tập hợp các ý kiến phản hồi, phản biện trình Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng có phương án giải quyết.

+ Đôn đốc, nhắc nhở các Nhóm chuyên trách làm việc theo đúng quy trình và lịch trình.

+ Xây dựng Dự thảo đề cương chi tiết, dự thảo tự đánh giá và hoàn thiện Báo cáo Tự đánh giá.

+ Trưởng nhóm chuyên trách số 3: Điều hành hoạt động Nhóm chuyên trách 3

      • Thực hiện chế độ báo cáo lên cấp trên.
      • Cung cấp thông tin, minh chứng theo yêu cầu của các nhóm chuyên trách.
    • Bà Hồ Thị Hiền (Ủy viên Hội đồng - UV thư ký nhóm chuyên trách số 3)
      • Phổ biến, quán triệt về chủ trương Kiểm định và Tự đánh giá đến các cán bộgiáo viên tổ chuyên môn phụ trách.
      • Thư ký nhóm chuyên trách số 3, phụ trách tổng hợp minh chứng và báo cáo về nội dung tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị.
      • Cung cấp thông tin, minh chứng liên quan đến hoạt động tổ giáo viên khối xã hội và các minh chứng khác thuộc lĩnh vực phụ trách theo yêu cầu của các nhóm chuyên trách.
      • Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
    • Ông Phan Trọng Nghĩa (Uỷ viên HĐ)
      • Phổ biến, quán triệt về chủ trương kiểm định chất lượng cho khối giáo viên của trung tâm;
 
      • Cung cấp thông tin, minh chứng liên quan đến hoạt động của khối giáo viên, các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của trung tâm và các minh chứng khác thuộc lĩnh vực phụ trách theo yêu cầu của các nhóm chuyên trách.
      • Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
    • Ông Nguyễn Hành Nhân (Uỷ viên HĐ)
      • Phụ trách, điều hành hoạt động của Nhóm chuyên trách số 2

-Thực hiện nhiệm vụ của Ban thư kí Hội đồng do Trưởng ban thư kí phân công.

      • Cung cấp thông tin, minh chứng về đội ngũ giáo viên, học sinh và các minh chứng khác thuộc lĩnh vực phụ trách theo yêu cầu của các nhóm chuyên trách.
      • Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
    • Ông Dương văn Kỳ (Uỷ viên HĐ)
      • Phụ trách, điều hành hoạt động của Nhóm chuyên trách số 4:
      • Đôn đốc, động viên Công đoàn viên toàn trung tâm tham gia tích cực và hoàn thành nhiệm vụ được phân công.
      • Cung cấp thông tin, minh chứng liên quan đến tổ chức Công đoàn.
      • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch HĐ.
    • Ông Đỗ Văn Hoàn (Uỷ viên HĐ)
      • Phụ trách, điều hành hoạt động của Nhóm chuyên trách số 1
      • Phố biến, quán triệt chủ trương Kiểm định và Tự đánh giá đến ĐVTN khối HS.
      • Cung cấp thông tin, minh chứng liên quan đến hoạt động của Đoàn TN và các minh chứng khác thuộc lĩnh vực phụ trách theo yêu cầu của các nhóm chuyên trách.
      • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch HĐ.
    • Ông Nguyễn Văn Thiện(Uỷ viên HĐ)
      • Thành viên hội đồng tự đánh giá; thành viên ban thư ký Hội đồng TĐG
      • Phụ trách, điều hành hoạt động của Nhóm chuyên trách số 5
      • Phối hợp quán triệt chủ trương công tác Kiểm định và Tự đánh giá của trung tâm đến tổ chuyên môn đang phụ trách.
      • Cung cấp thông tin, các minh chứng thuộc lĩnh vực phụ trách theo yêu cầu của các nhóm chuyên trách.
      • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch HĐ.
    • Bà Hà Thị Kim Oanh (Uỷ viên HĐ)
      • Thành viên hội đồng tự đánh giá và thành viên Nhóm chuyên trách số 1.
      • Dự trù kinh phí, chuẩn bị kinh phí cho hoạt động của Hội đồng.
      • Cung cấp những thông tin, minh chứng liên quan thuộc lĩnh vực phụ trách theo yêu cầu của các nhóm chuyên trách.
      • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng và nhóm chuyên trách.
 
    1. Ông Trần Văn Quỳnh (Uỷ viên HĐ)
      • Thành viên hội đồng tự đánh giá và Trưởng ban thư.
      • Phối hợp quán triệt chủ trương công tác Kiểm định và Tự đánh giá của trung tâm đến các thành viên tổ công đoàn.
      • Phối hợp với thư ký hội đồng thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Nghiên cứu, thiết kế và cung cấp các biểu bảng, biểu mẫu… cho các nhóm chuyên trách.

+ Hướng dẫn các nhóm chuyên trách thực hiện quy trình làm việc.

+ Ghi chép biên bản các cuộc họp, các Hội nghị, hội thảo, tập huấn … do Hội đồng tổ chức.

+ Tập hợp các ý kiến phản hồi, phản biện trình Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng có phương án giải quyết.

+ Đôn đốc, nhắc nhở các Nhóm chuyên trách làm việc theo đúng quy trình và lịch trình.

+ Xây dựng Dự thảo đề cương chi tiết, dự thảo tự đánh giá và hoàn thiện Báo cáo Tự đánh giá.

+ Cung cấp những thông tin, minh chứng liên quan thuộc lĩnh vực phụ trách theo yêu cầu của các nhóm chuyên trách.

      • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng và nhóm chuyên trách.
  1. Một số quy định khác
    1. Các thành viên của Hôi đồng, Ban thư kí và các nhóm chuyên trách khai thác triệt để công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
    2. Quan điểm làm việc: Dứt điểm từng phần trước khi qua phần việc khác.
    3. Nhóm trưởng các nhóm chuyên trách phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng thành viên của nhóm; yêu cầu tự giác và nghiêm túc trong thực hiện nhiệm vụ.
    4. Tất cả mọi hoạt động của các bộ phận đều được ghi chép và lập thành biên bản ghi nhớ.

 

HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

 

 

Trần Thị Thu Hiền

 

TRUNG TÂM GDTX TỈNH ĐẮK LẮK

HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 

Đắk Lắk, ngày 4 tháng 1 năm 2024

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

CHO CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ

(Điều chỉnh, bổ sung)

---------------------

Căn cứ Quyết định số 118/QĐ-GDTX ngày 4 tháng 11 năm 2023 của Giám đốc trung tâm GDTX tỉnh Đắk Lắk về việc thành lập Hội đồng Tự đánh giá trung tâm;

Căn cứ Quyết định số 120/QĐ-TĐG ngày 14/11/2023 của Chủ tịch Hội đồng Tự đánh giá trung tâm GDTX tỉnh Đắk Lắk về việc thành lập Ban Thư kí và các nhóm chuyên trách giúp việc cho Hội đồng tự đánh giá;

Căn cứ Kế hoạch tự đánh giá của Hội đồng Tự đánh giá trung tâm GDTX tỉnh Đắk Lắk;

Căn cứ vào tình hình thực tế về việc thay đổi nhân sự của phòng Tổ chức hành chính năm 2023;

Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá trung tâm GDTX tỉnh Đắk Lắk điều chỉnh việc phân công trách nhiệm cho 02 thành viên trong Hội đồng Tự đánh giá như sau:

  1. Ông Nguyễn Văn Thiện (Thư kí Hội đồng)
    • Trưởng ban thư kí của Hội đồng TĐG: Chỉ đạo, điều hành Ban thư kí thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Phổ biến, quán triệt về chủ trương Kiểm định và Tự đánh giá đến các cán bộ, nhân viên trong đơn vị

+ Chuẩn bị văn phòng phẩm, cơ sở vật chất cho Hội đồng.

+ Chuẩn bị cơ sở vật chất cho các cuộc họp, các hội nghị, hội thảo, tập huấn…. của Hội đồng.

+ Nghiên cứu, thiết kế và cung cấp các biểu bảng, biểu mẫu… cho các nhóm chuyên trách.

+ Hướng dẫn các nhóm chuyên trách thực hiện quy trình làm việc.

+ Ghi chép biên bản các cuộc họp, các Hội nghị, hội thảo, tập huấn … do Hội đồng tổ chức.

+ Tập hợp các ý kiến phản hồi, phản biện trình Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng có phương án giải quyết.

+ Đôn đốc, nhắc nhở các Nhóm chuyên trách làm việc theo đúng quy trình và lịch trình.

 

+ Xây dựng Dự thảo đề cương chi tiết, dự thảo tự đánh giá và hoàn thiện Báo cáo Tự đánh giá.

+ Trưởng nhóm chuyên trách số 3: Điều hành hoạt động Nhóm chuyên trách số 3

  • Thực hiện chế độ báo cáo lên cấp trên.
  • Cung cấp thông tin, minh chứng theo yêu cầu của các nhóm chuyên trách.

 

  1. Bà Võ Thị Thu Bông (Uỷ viên HĐ)
    • Thành viên hội đồng tự đánh giá; thành viên ban thư ký Hội đồng TĐG
    • Phụ trách, điều hành hoạt động của Nhóm chuyên trách số 5
    • Phối hợp quán triệt chủ trương công tác Kiểm định và Tự đánh giá của trung tâm đến tổ chuyên môn đang phụ trách.
    • Cung cấp thông tin, các minh chứng thuộc lĩnh vực phụ trách theo yêu cầu của các nhóm chuyên trách.
    • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch HĐ.

 

HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

 

 

 

Trần Thị Thu Hiền

 

TRUNG TÂM GDTX TỈNH ĐẮK LẮK

HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

Số 35/KH-TĐG

 

Đắk Lắk, ngày 14 tháng 4 năm 2023

 

KẾ HOẠCH TỰ ĐÁNH GIÁ

  1. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI
    1. Xem xét, kiểm tra, đánh giá theo Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT để xác định thực trạng chất lượng, hiệu quả giáo dục, nhân lực, cơ sở vật chất, từ đó thực hiện các biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục của trung tâm; giải trình với các cơ quan chức năng, với xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục và để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận trung tâm đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
    2. Phạm vi tự đánh giá là toàn bộ các hoạt động của trung tâm theo các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
    3. Yêu cầu
      • Khách quan và trung thực
      • Công khai và minh bạch
  2. NỘI DUNG
    1. Phân công hội đồng tự đánh giá
  1. Hội đồng tự đánh giá

Hội đồng tự đánh giá được thành lập theo Quyết định số 34/QĐ- GDTX ngày 14 tháng 4 năm 2023 của Giám đốc TTGDTX tỉnh Đắk Lắk. Hội đồng gồm có 11 thành viên (có danh sách kèm theo), ban hành kèm theo bản phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong hội đồng Tự đánh giá.

  1. Nhóm thư

Nhóm thư ký tự đánh giá được thành lập theo Quyết định số 36/QĐ-TĐG ngày 14 tháng 4 năm 2023 của Hội đồng Tự đánh giá. Nhóm thư ký tự đánh giá gồm có 06 thành viên (có danh sách kèm theo)

  1. Các nhóm công tác

Nhóm công tác chuyên trách được thành lập theo Quyết định số 36/QĐ- TĐG ngày 14 tháng 4 năm 2023 của Hội đồng Tự đánh giá. Nhóm công tác chuyên trách gồm có 16 thành viên (có danh sách kèm theo)

    1. Tập huấn nghiệp vụ tự đánh giá
  1. Thời gian: dự kiến Từ 2/5/2023 đến 12/5/2023
  2. Thành phần: Hội đồng tự đánh giá, Ban thư ký và các nhóm chuyên

trách

  1. Nội dung: Phổ biến và hướng dẫn quy trình thực hiện
 
  • Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT, ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên;
  • Công văn hướng dẫn số 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD, ngày 28/12/2012 của

Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên;

  • Công văn số 430/KTKĐCLGD-KĐPT ngày 04 tháng 5 năm 2013 về việc xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trung tâm giáo dục thường xuyên của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo;
  • Hướng dẫn cách tìm minh chứng và cách mã hóa minh chứng;
  • Hướng dẫn nghiệp vụ viết báo cáo các tiêu chí và báo cáo các tiêu chuẩn

TĐG

    1. Dự kiến các nguồn lực và thời điểm cần huy động

Tiêu chuẩn

Tiêu chí

Các hoạt động cần huy động nguồn lực

Thời điểm huy động

Ghi chú

 

 

 

 

1. Xây dựng chiến lược phát triển trung tâm

 

 

Ban giám đốc, P. DVH-ĐTBD, P. Tổ

chức - Hành chính

Theo kế hoạch tự đánh giá và kế hoạch hoạt động thu thập và phân tích minh chứng của các nhóm chuyên trách

 

1.

Công tác quản

2. Thực hiện công tác điều tra nhu cầu học tập của xã

hội để xây dựng kế hoạch hoạt động

P. DVH-ĐTBD, P.

Tổ chức - Hành chính

 

 

3. Thực hiện công tác quản

 

 

 

 

chuyên môn theo quy định

P. DVH-ĐTBD

 

của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

 

4. Quản lý cán bộ, giáo viên,

 

Ban giám đốc, P. Tổ chức - Hành chính, P. DVH- ĐTBD

 

 

 

nhân viên, học viên theo quy

 

định của pháp luật, theo Quy

 

chế tổ chức và hoạt động của

 

trung tâm.

 

 

 

5. Thực hiện quản lý tài chính, tài sản theo các quy định của Nhà nước.

 

P. Tổ chức - Hành chính

 

 

6. Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương và của cơ quan quản lý giáo dục các cấp; thực hiện các phong trào thi đua.

 

Ban giám đốc,

P. Tổ chức - Hành chính;

P. DVH-ĐTBD,

Đoàn thanh niên, Công đoàn

 

 

7. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho học viên và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; phòng chống bạo lực, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, các tệ nạn xã hội.

 

P. Tổ chức - Hành chính;

P. DVH-ĐTBD,

Đoàn thanh niên, Công đoàn

 

 

 

 

 

2.

Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên học viên

1. Cán bộ quản

Ban giám đốc

 

 

 

2. Giáo viên

P. DVH-ĐTBD,

P. Tổ chức - Hành chính;

 

 

3. Nhân viên

P. Tổ chức - Hành chính;

 

 

4. Học viên

P. DVH-ĐTBD,

P. Tổ chức - Hành chính

 

 

5. Cán bộ, giáo viên, nhân viên được đảm bảo quyền lợi theo quy định của pháp luật.

 

Đoàn thanh niên, Công đoàn

 

 

3.

Cơ sở vật chất

1. Cơ sở vật chất tối thiểu đáp ứng nhiệm vụ của trung tâm

P. Tổ chức - Hành chính;

 

 

2. Phòng học đảm bảo yêu cầu theo quy định

P. Tổ chức - Hành chính;

 

 

 

 

trang thiết bị

 

 

 

 

3. Các công trình phục vụ sinh hoạt.

P. Tổ chức - Hành chính;

 

 

4. Khai thác, tận dụng cơ sở vật chất sẵn có của địa

phương để mở rộng hoạt động giáo dục của trung tâm

P. Tổ chức - Hành chính;

Công đoàn

 

 

 

 

 

4.

Công tác xã hội hoá giáo dục

1. Chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để thực hiện nhiệm vụ chính trị

P. Tổ chức - Hành chính;

P. DVH-ĐTBD,

Đoàn thanh niên, Công đoàn

 

 

2. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, cá nhân ở địa phương để xây dựng và phát triển trung tâm

P. Tổ chức - Hành chính;

P. DVH-ĐTBD,

Đoàn thanh niên, Công đoàn

 

 

3. Thực hiện hiệu quả việc liên kết với các ban ngành, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp.

P. Tổ chức - Hành chính;

P. DVH-ĐTBD,

Đoàn thanh niên, Công đoàn

 

 

 

 

 

 

 

5.

Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

1. Thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân

P. Tổ chức - Hành chính;

P. DVH-ĐTBD

 

 

2. Xây dựng và thực hiện các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn.

P. Tổ chức - Hành chính;

P. DVH-ĐTBD

 

 

3. Tổ chức có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ giáo dục.

P. Tổ chức - Hành chính;

Đoàn thanh niên, Công đoàn

 

 

4. Đảm bảo các yêu cầu khi liên kết với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học để thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên lấy văn bằng

của hệ thống giáo dục quốc

 

 

P. Tổ chức - Hành chính;

P. DVH-ĐTBD

 

 

 

 

dân

 

 

 

 

5. Kết quả giáo dục và hiệu quả giáo dục.

P. Tổ chức - Hành chính;

P. DVH-ĐTBD

 

 

    1. Dự kiến các minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí

(Trình bày bản riêng theo chiều ngang của khổ giấy A4- Có văn bản kèm theo)

Tiêu chuẩn, tiêu chí

Dự kiến các minh chứng cần

thu thập

Nơi thu thập

Nhóm công tác, cá nhân thu thập

Dự kiến chi phí (nếu có)

 

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

    1. Thời gian thực hiện

Dự kiến thời gian thực hiện tự đánh giá trong 24 tuần:

Thời gian

Hoạt động

 

 

 

Tuần 1

Từ 24/4/2023 đến 28/4/2023

  • Họp lãnh đạo trung tâm: Thảo luận mục đích, phạm vi TĐG; xác định các thành viên của Hội đồng TĐG, thành viên Ban thư kí và các nhóm chuyên trách giúp việc cho Hội đồng; dự kiến phân công công việc cho từng thành viên
  • Xây dựng dự thảo Kế hoạch tự đánh giá;
  • Ra quyết định thành lập Hội đồng TĐG, Ban thư kí và các nhóm chuyên trách.

* Họp hội đồng tự đánh giá (TĐG), thông qua kế hoạch TĐG,

phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên

 

 

 

 

 

Tuần 2-3

Từ 2/5/2023 đến 12/5/2023

  • Họp Hội đồng TĐG mở rộng (bao gồm cả thành viên ở các nhóm chuyên trách)
  • Thống nhất kế hoạch TĐG; Thông báo phân công nhiệm vụ cho từng thành viên HĐ,Ban thư kí và các nhóm chuyên trách.
  • Phổ biến triển khai công tác Kiểm định chất lượng và Tư đánh giá đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và các đầu mối quản lý học sinh.
  • Phổ biến kế hoạch TĐG đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trung tâm

+ Tổ chức tập huấn nghiệp vụ TĐG cho hội đồng tự đánh giá và cán bộ, giáo viên, nhân viên của trung tâm

+ Cung cấp tài liệu công tác tự đánh giá và thu thập thông tin,

minh chứng.

 

Tuần 4-6

Từ 15/5/2023 đến 2/6/2023

  • Ban thư kí hướng dẫn cách mã hoá minh chứng.
  • Các Nhóm chuyên trách hoặc cá nhân thu thập minh chứng của từng tiêu chí theo sự phân công của chủ tịch hội đồng:

+ Thu thập thông tin, minh chứng.

+ Mã hoá các thông tin, minh chứng thu được.

+ Mô tả các thông tin, minh chứng.

 

 

+ Phân tích kết quả thu được.

 

 

 

 

Tuần 7

Từ 5/6/2023 đến 9/6/2023

-Họp Hội đồng TĐG:

+ Xác định các vấn đề phát sinh từ các minh chứng thu được.

+Xác định thu thập thông tin, minh chứng bổ sung

+Tập huấn và cung cấp tài liệu cho các nhóm chuyên trách về nghiệp vụ viết báo cáo các tiêu chí và báo cáo các tiêu chuẩn TĐG

-Ban thư kí hoàn thành phần Cơ sở dữ liệu và xây dựng dự thảo đề cương chi tiết Báo cáo TĐG

- Các nhóm chuyên trách:

+ Thu thập minh chứng bổ sung (nếu cần)

+ Tiến hành viết báo cáo đánh giá các tiêu chí

 

Tuần 8-10

Từ 12/6/2023 đến 30/6/2023

Họp hội đồng TĐG để:

  • Thảo luận về những vấn đề nảy sinh từ các minh chứng thu được và xác định những minh chứng cần thu thập bổ sung
  • Cá nhân hoặc nhóm công tác báo cáo nội dung của từng phiếu

đánh giá tiêu chí với hội đồng TĐG

Tuần 11-14

Từ 3/7/2023 đến 28/7/2023

Nghi

Tuần 15-16

Từ 1/8/2023 đến 11/8/2023

  • Chỉnh sửa, bổ sung các nội dung của phiếu đánh giá tiêu chí
  • Thu thập, xử lý minh chứng bổ sung (nếu cần thiết)
  • Thông qua đề cương chi tiết báo cáo TĐG

Tuần 17-19

Từ 14/8/2023 đến 1/9/2023

  • Dự thảo báo cáo TĐG
  • Kiểm tra lại minh chứng được sử dụng trong báo cáo TĐG

Tuần 20

Từ 4/9/2023 đến 8/9/2023

  • Họp hội đồng TĐG để thông qua báo cáo TĐG đã sửa chữa Thảo luận về dự thảo Báo cáo TĐG

+ Đề xuất chỉnh sửa

  • Ban thư kí tập hợp các ý kiến góp ý; chỉnh sửa báo cáo TĐG
  • Công bố dự thảo báo cáo TĐG trong nội bộ trung tâm và thu thập các ý kiến đóng góp

Tuần 21-22

Từ 11/9/2023 đến 22/9/2023

Xử lý các ý kiến đóng góp và hoàn thiện báo cáo TĐG

Tuần 23

25/9/2023 đến

29/9/2023

Công bố báo cáo TĐG đã hoàn thiện trong nội bộ trung tâm

Tuần 24

2/10/2023 đến

6/10/2023

  • Công bố báo cáo TĐG chính thức trong nội bộ trường
  • Nộp báo cáo tự đánh giá lên Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk.
 

 

 

 

giá.

 
  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
  • Chủ động thực hiện tự đánh giá theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo
  • Thực hiện các kế hoạch cải tiến chất lượng đề ra trong báo cáo tự